Chiến thắng của quân và dân Phú Yên giải phóng tỉnh vào ngày 1/4/1975 đã đập tan âm mưu “mở đường máu” chiến lược của Ngụy quân rút lui khỏi chiến trường Tây Nguyên về tử thủ ở Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chú thích ảnh
Đại tá Trần Văn Mười, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên, người trực tiếp tham gia giải phóng Phú Yên trò chuyện với thế hệ trẻ. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Thắng lợi góp phần quan trọng tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh thành công, giải phóng miền Nam ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước. Sau 45 năm giải phóng (1/4/1975-1/4/2020), Phú Yên hôm nay đã vươn lên mạnh mẽ với diện mạo mới.

Chú thích ảnh
Thành phố Tuy Hòa trung tâm kinh tế-chính trị của Phú Yên đang phát triển nhanh từng ngày. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Những ngày cuối tháng 3 lịch sử, dọc hai bên tuyến Quốc lộ 29 (trước đây là đường 5) qua các xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, huyện Tây Hòa thơm mùi lúa chín vàng, những ngôi nhà ngói mới mọc san sát. Vùng quê trù phú này từng là chiến sự ác liệt, nơi diễn ra trận đánh "cầu Cháy” góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử đường 5 của quân và dân Phú Yên trong thời kỳ chống Mỹ. Những người lính năm xưa từng trực tiếp cầm súng bảo vệ từng tấc đất nơi đây nay trở lại đã không khỏi bồi hồi xúc động.

Chú thích ảnh
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm cho diện mạo vùng nông thôn Phú Yên đổi thay toàn diện. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Đại tá Trần Văn Mười, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên (ngày ấy là Trưởng Ban tác chiến Tỉnh đội Phú Yên) nhớ lại: Sau khi thất thủ ở Buôn Ma Thuột (ngày 10/3/1975), quân địch đã quyết định rút Quân đoàn 2 từ Tây Nguyên về Phú Yên hòng trấn giữ "khúc ruột” miền Trung, chờ thời cơ tái chiếm Tây Nguyên. Ngụy quân xác định cuộc rút lui chiến lược trên đường 7 theo hướng từ tỉnh Gia Lai về Củng Sơn (Phú Yên) sau đó bắc cầu phao vượt qua sông Ba xuống đường 5, phối hợp với ngụy quân ở Phú Yên trấn giữ sân bay Đông Tác, thị xã Tuy Hòa. Sở Chỉ huy tiền phương Phú Yên xác định đây là thời cơ "vàng" để giải phóng tỉnh. Sau khi nhận lệnh từ Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Tiểu đoàn bộ binh 96 Phú Yên đã hành quân cấp tốc lên phía Tây Củng Sơn phối hợp với Sư đoàn 320 tiêu diệt địch ngay khi chúng vừa rút từ Tây Nguyên xuống Phú Yên. Đồng thời, quân và dân Phú Yên hình thành thế trận chặn đứng không cho quân Ngụy tăng viện từ đường 5, Phú Yên lên hợp với quân từ Tây Nguyên.

Chú thích ảnh
Cầu Hùng Vương bắc ngang qua dòng sông Ba kết nối trung tâm thành phố Tuy Hòa với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Cứ điểm cầu Cháy khi đó được xác định là địa bàn "then chốt” bởi có địa thế là gò đất cao, tầm quan sát xa, địch chọn đây là điểm "chốt giữ” đường 5, kìm kẹp nhân dân yêu cách mạng các xã Hòa Đồng, Hòa Mỹ, Hòa Bình. Việc đánh địch ở cầu Cháy có ý nghĩa hết sức quan trọng nên Sở Chỉ huy tiền phương Phú Yên hạ quyết tâm bằng mọi giá phải tiêu diệt địch ở cứ điểm này.

Chú thích ảnh
Danh thắng Quốc gia gành đá đĩa biểu tượng du lịch của Phú Yên. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Ngay trong đêm 18 đến rạng sáng 19/3/1975, Tiểu đoàn 13, Tiểu đoàn pháo binh 189 Tỉnh đội Phú Yên, quân dân du kích xã Hòa Mỹ đã đồng loạt tập kích cứ điểm cầu Cháy. Quân ta đã diệt gọn Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 236 Bảo An, 4 đại đội và trung đội của địch, làm chủ cứ điểm cầu Cháy, giải phóng một vùng đồng bằng rộng lớn tạo thế trận hậu phương vững chắc quân dân, tạo thế và lực để quân ta đánh địch làm nên chiến thắng đường 5, giải phóng Phú Yên ngày 1/4/1975.

Chú thích ảnh
Đội tàu đánh bắt các xa bờ của tỉnh Phú Yên. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Sau 45 năm giải phóng, đặc biệt sau 30 năm tái lập tỉnh (năm 1989-2019), Phú Yên đã vươn lên mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện. Tỷ trọng ngành Nông nghiệp chỉ còn chiếm 27,7% trong cơ cấu nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 8,94%; thu ngân sách đạt hơn 7.000 tỉ đồng, gấp 2 lần dự toán Trung ương giao; thu nhập bình quân đầu người 49,3 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3,85%.

Chú thích ảnh
Quốc lộ 1A trục đường kết nối tỉnh Phú Yên với các tỉnh Duyên hải miền Trung. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Nền công nghiệp dịch vụ của tỉnh từ chỗ chưa hình thành đến nay Phú Yên đã xây dựng, phát triển 5 khu, cụm công nghiệp, trong đó Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Điểm sáng của Phú Yên trên chặng đường phát triển sau giải phóng là đã thoát khỏi tỉnh nghèo, trở thành tỉnh khá trong khu vực.

Chú thích ảnh
Công trình Đại thủy nông Đồng Cam góp phần đưa cánh đồng Tuy Hòa trở thành vựa lúa của miền Trung.Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Phú Yên đã tận dụng được tiềm năng, lợi thế, thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút đầu tư vươn lên mạnh mẽ. Nếu như năm 1996, Phú Yên chỉ thu hút được 1 dự án FDI với vốn đăng ký 94 tỉ đồng, đến nay tỉnh đã thu hút được 38 dự án với vốn đăng ký 1,56 tỉ USD và hơn 400 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 62.630 tỉ đồng, trong đó có nhiều dự án nghỉ dưỡng ven biển, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao…

Từ một địa phương được gọi là "ốc đảo” khi bị ngăn cách bởi đèo Cù Mông và đèo Cả, giờ đây, cánh cửa giao thương giữa Phú Yên với các tỉnh trong khu vực đã rộng mở, khi các hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông được đưa vào sử dụng. Tuy Hòa từ một thị xã nhỏ bé đã vươn lên trở thành đô thị loại II và đang ngày một phát triển văn minh, hiện đại, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính chị, văn hóa, du lịch của tỉnh.

Với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như danh thắng quốc gia Gành Đá Đĩa, Di tích Quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn, mũi Điện - nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền, du lịch Phú Yên trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh.

Chú thích ảnh
Nghề khai thác cá ngừ đại dương giúp nhiều nông dân vùng biển Phú Yên thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Diện mạo vùng nông thôn Phú Yên đã thay da đổi thịt, nhất là từ khi tỉnh triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Phú Yên đã có 55/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hai huyện Tây Hòa, Phú Hòa được công nhận huyện nông thôn mới. Cánh đồng lúa Tuy Hòa đã đưa Phú Yên trở thành vựa lúa của miền Trung. Màu xanh của mía, mì, các loại cây công nghiệp cà phê, sầu riêng, bơ đã phủ xanh trên những vùng đất chết vì bom đạn chiến tranh. Ở những vùng chiến sự xưa, đồng bào anh em các dân tộc Ê đê, Ba Na... bằng chính bàn tay cần mẫn của mình đã vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi, xây dựng buôn làng ngày càng ấm no.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Huỳnh Tấn Việt khẳng định có được thành quả trên là nhờ sự đoàn kết chung lòng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc anh em trong tỉnh. Để Phú Yên phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, hướng đến phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng đưa Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành động lực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh.

Chú thích ảnh
Một góc thành phố Tuy Hòa, Phú Yên hôm nay. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN

Cùng với việc thu hút đầu tư, Phú Yên đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đưa kinh tế biển giữ vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá trong những năm tới. Tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển du lịch thành nền kinh tế quan trọng, hướng đến là ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương.

Phú Yên hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ. Vùng "đất phú trời yên” với sự hấp dẫn, tiềm năng, sự năng động của chính quyền địa phương, Phú Yên có thể vững vàng đón ánh bình minh của sự phát triển và bền vững trong tương lai không xa.


                                 TheoBaotintuc.vn
 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục