(HBĐT) - Xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là việc cần làm, nên làm để giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cuộc sống đương đại.


Màn tái hiện không gian lễ hội của các nghệ nhân xã Phong Phú (Tân Lạc).

Những nỗ lực để bảo tồn di sản văn hóa 

Nhằm lưu giữ và phát huy giá trị DSVHPVT, năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo thực hiện việc kiểm kê DSVHPVT các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát, kiểm kê cho thấy, tỉnh có 786 DSVHPVT, trong đó có 2 DSVHPVT độc đáo nhất là mo Mường và chiêng Mường. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương cho phép tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học 2 DSVHPVT mo Mường và chiêng Mường. Xây dựng, từng bước áp dụng bộ chữ phiên âm tiếng Mường; xây dựng hồ sơ DSVHPVT mo Mường Hòa Bình, trình UNESCO công nhận là DSVHPVT tiêu biểu, cần bảo vệ khẩn cấp.

Tháng 3/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 623/QĐ-UBND về ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018 - 2030. Theo đó, giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện đề án. Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: "Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, Sở VH-TT&DL đã gấp rút chuẩn bị các phần việc để tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án. Kỳ vọng đặt ra là lưu giữ lại DSVHPVT các dân tộc để truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Một mặt, coi đó là phương tiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần tạo điều kiện, nền tảng thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh”.

Trên cơ sở tham mưu của ngành VH-TT&DL, tháng 6/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 65/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020 - 2030. Theo đó, đối tượng được bảo tồn gồm DSVHPVT tiêu biểu của 5 dân tộc thiểu số (DTTS) Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Phạm vi thực hiện trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh. Đề án có 4 dự án thành phần, gồm: Kiểm kê, sưu tầm và tư liệu hóa, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy và xây dựng cơ sở dữ liệu về DSVHPVT tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Mới đây, vào tháng 1/2021, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 32-KL/TU về việc lập hồ sơ di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào danh mục DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp. 

Tạo "không gian sống” cho di sản văn hóa phi vật thể

Sớm xác định rõ DSVH là tài nguyên cho du lịch khai thác và du lịch góp phần quảng bá di sản, làm cho di sản sống trong cộng đồng nên một trong những hướng đi đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh là kết hợp bảo tồn, phát huy DSVH và phát triển du lịch. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh lần thứ nhất, năm 2019, chương trình không gian trưng bày và trình diễn DSVH tiêu biểu các dân tộc tỉnh được tổ chức tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), với sự tham gia của trên 100 nghệ nhân đại diện cho 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh, gồm: Mường, Tày, Thái, Dao, Mông. Bên cạnh đó, không gian còn trưng bày hàng trăm bức ảnh ghi lại nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. 

Sự kiện Ngày hội Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình tại Hà Nội được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 22 - 24/1/2021) tại không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã tạo ấn tượng sắc nét trong lòng người dân Thủ đô, với màn diễu hành biểu diễn nghệ thuật chiêng Mường của 100 nghệ nhân. Ngày hội còn trình diễn một số trò chơi dân gian các dân tộc như: Ném pao, ném còn, đánh mảng, kéo co, đẩy gậy... tạo không khí lễ hội văn hóa độc đáo, vui nhộn, hấp dẫn.

Để tạo "không gian sống” cho DSVHPVT, công tác phục dựng các lễ hội được quan tâm. Khuyến khích việc truyền dạy chữ Mường, nghệ thuật chiêng Mường; cách dựng nhà sàn dân tộc Mường truyền thống; nghệ thuật hát Thường rang, Bộ mẹng dân tộc Mường; lịch cổ dân tộc Mường và cách sử dụng; nghệ thuật hát khắp dân tộc Tày, dân tộc Thái; truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông; thành lập các câu lạc bộ văn hóa dân gian để gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngành Giáo dục cũng tích cực đưa dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian… vào trường học. Tất cả những nỗ lực đó nhằm giữ gìn hồn cốt văn hóa các dân tộc Hòa Bình, xứng danh là "miền đất sử thi”. 

  Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục