(HBĐT) - Trên hành trình "du sơn, ngoạn thủy” vùng hồ Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội khám phá những phiên chợ bên sông. Chợ thường họp từ trước bình minh và không quá kéo dài nên hãy tranh thủ đi chơi chợ bất cứ khi nào gặp dịp.


Mỗi tuần 1 lần, người dân xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đón phiên chợ họp trên vùng hồ để giao lưu, mua sắm.

Mới đây, để giúp du khách có những trải nghiệm sinh động, đầy đủ hơn về bản sắc văn hóa vùng hồ nói chung, nét đẹp phiên chợ nói riêng, Công ty CP du lịch Hòa Bình đã cùng với người dân bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) mở phiên chợ quê. Mục đích nhằm giới thiệu, quảng bá tới du khách, bạn bè trong nước, quốc tế về vùng hồ Hòa Bình tươi đẹp, những phiên chợ mang sắc màu cuộc sống. Chị Ngọc Lan, du khách Hà Nội thích thú: Kỳ thực không dễ bắt gặp phiên chợ trên hồ như thế này. Có nhiều điều thú vị với tôi khi đến đây, đó là được la đà ngắm nghía, nếm thử những sản vật của núi rừng, sông nước, được tiếp xúc, hỏi han, chuyện trò với những bà con nông dân làm ra chúng.

Khám phá phiên chợ với cảnh tấp nập trên bến, dưới thuyền, giữa mênh mông bốn bề sông núi chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Ở đây, hầu hết các sản phẩm hàng hóa do bà con sinh sống trên vùng hồ làm ra, nhiều thứ trước đây tự túc, tự cấp. Một số tư thương mang hàng từ miền xuôi lên bán, trao đổi vật phẩm cho bà con, chủ yếu là hàng hóa thiết yếu như: nước mắm, mì chính, muối, dầu ăn và quần áo, giày dép, mũ, nón… Đặc biệt hơn cả phiên chợ phản ánh rõ nét phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của bà con. Anh Quốc Khanh, du khách đến từ Vĩnh Phúc chia sẻ: Chơi chợ ở đây, tôi được gặp người dân bản địa, biết mùa nào thu hái được nhiều măng, rau sắng hay mật ong trên rừng, cách nào để bắt được nhiều tôm, cá… Có tiếp xúc nhiều mới cảm nhận được sự chất phác, hồn hậu, cuộc sống mưu sinh tuy còn vất vả những gần gũi với thiên nhiên, mang phong cách của người dân vùng hồ.

Trên vùng hồ Hòa Bình rộng lớn, có một số chợ họp bên sông như phiên chợ Hạt - xã Yên Hòa, chợ Túp - xã Tiền Phong (Đà Bắc), chợ Thăm - xã Suối Hoa (Tân Lạc). Ngoài ra, tại các điểm du lịch cộng đồng như: Xóm Ké - xã Hiền Lương, sóm Sưng - xã Cao Sơn, xóm Đoàn Kết - xã Tiền Phong (Đà Bắc) có những điểm họp chợ ven sông thuận tiện để du khách có thể ghé thăm trên hành trình khám phá bản làng. Vào mùa nước lên, các thuyền chợ được neo đậu ở mép sông. Ngoài trao đổi, bán mua chủ yếu trên thuyền còn có một số hàng quán dựng bên bờ để người dân có thể mang hàng ra trao đổi. Hàng hóa bà con vùng hồ trao đổi nhiều nhất là sản vật từ sông. Những giỏ cá, tôm tươi rói được tư thương thu gom hối hả.

Thời gian lý tưởng để trải nghiệm phiên chợ trên hồ là vào mùa hè và mùa thu, khi nước hồ cao hơn và trong vắt. Trời vừa rạng sáng cũng là lúc tàu, thuyền cập bờ, những người bán hàng vừa dọn hàng xong. Bà con các dân tộc cũng đã sắp xếp, bày biện những thứ hái được từ rừng, cất lên từ sông mời chào khách. Đó là bước chuẩn bị cho sự bắt đầu phiên chợ họp trên sông không kém phần sôi động, rộn ràng. Chợ giống như nhịp sống quen thuộc được lặp đi, lặp lại và trở thành nét văn hóa sinh hoạt, giao lưu kinh tế đặc sắc ở các địa phương vùng hồ Hòa Bình. Với nhiều du khách, phiên chợ mang đến cảm giác đặc biệt khi lênh đênh trên thuyền chợ, hoà mình vào miền sông nước mênh mông, cảm nhận không gian văn hóa các bản làng dân tộc miền núi và đón một ngày mới đầy hứng khởi.


Bùi Minh


Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục