(HBĐT) - Để khắc phục khó khăn, nâng cao mức sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đã triển khai hàng loạt nghị quyết, văn bản chỉ đạo tạo "đòn bẩy” giúp các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) phát triển bền vững. Đối với tỉnh, việc triển khai các văn bản chỉ đạo, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.






Cơ sở hạ tầng xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc) được đầu tư góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn. 

Những năm qua, tỉnh ưu tiên dành nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, điện sinh hoạt, trường học, y tế; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo nghề, mở rộng việc làm cho con em dân tộc thiểu số để có thu nhập cao hơn; triển khai các hoạt động sinh kế hỗ trợ đồng bào ổn định sản xuất, đời sống. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững đã tạo đà phát triển toàn diện khu vực nông thôn của tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh có 65/129 xã đạt chuẩn NTM. Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-TW về chủ chương, chính sách phát triển KT-XH miền núi, đến nay, số xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh còn 39% trên tổng số xã, phường, thị trấn (giảm 29 xã so với năm 2017). Thu nhập bình quân tại các xã ĐBKK đạt 25,2 triệu đồng/người/năm (vượt 5,2 triệu đồng so với mục tiêu nghị quyết). Hàng năm, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%; năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo các xã ĐBKK còn 23,12% (đạt mục tiêu nghị quyết đề ra).

Một chủ trương "đòn bẩy” giúp cho đời sống bà con dân tộc thiểu số phát triển là Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS&MN so với bình quân chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 50% số xã, thôn, bản ĐBKK; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.

Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) đánh giá: Thời gian qua, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) đã phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với ĐBDTTS, trong đó có các chương trình: 30a, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN; phối hợp các cơ quan Nhà nước tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, nghị quyết thuộc thẩm quyền của địa phương liên quan đến vấn đề phát triển KT-XH, nâng cao đời sống ĐBDTTS. Chúng tôi tin tưởng rằng, với quan điểm của Đảng ta và các cơ chế, chính sách đầu tư, sự nỗ lực của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đời sống vật chất, tinh thần ĐBDTTS của tỉnh ngày càng phát triển. 

Giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch liên quan đến cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 47/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 về thông qua đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 128/2022/NQHĐND, ngày 4/5/2022 về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MT giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đây là những văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới, dành được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện KT-XH đối với vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Nhờ hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng ĐBDTTS&MN, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, năm 2022, toàn tỉnh có 8 xã, gồm: Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Lạc Lương (Yên Thủy); Quyết Chiến, Gia Mô, Lỗ Sơn (Tân Lạc); Hợp Phong (Cao Phong); Cao Sơn (Đà Bắc) thoát khỏi diện ĐBKK, đồng thời được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2023, tỉnh tiếp tục thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng ĐBDTTS&MN; thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung đầu tư khác nhau được tích hợp từ nhiều chính sách dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng ĐBDTTS&MN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra mưa lớn, lũ bão, sạt lở, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hoa màu; tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp phần nào ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, lao động và sản xuất của ĐBDTTS, ảnh hưởng đến các hoạt động, kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. KT-XH vùng ĐBDTTS&MN của tỉnh còn chậm phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng ĐBDTTS&MN vẫn cao và có sự chênh lệch; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững; chất lượng nguồn nhân lực thấp; nhận thức của một bộ phận người dân chưa sâu sắc, toàn diện, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước...

Nhằm tiếp tục chăm lo cho ĐBDTTS&MN, tỉnh đang tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Các cấp, ngành tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đối với vùng ĐBDTTS&MN. Triển khai có hiệu quả đề án tổng thể và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Tiếp tục tham mưu đầu tư, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng ĐBDTTS, trong đó ưu tiên đầu tư, củng cố, hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, chợ nhằm phục vụ dân sinh; cải thiện điều kiện sinh kế, đẩy mạnh ứng dụng KHKT để phát triển sản xuất. Quan tâm nâng cao chất lượng GD&ĐT, y tế. Tiếp tục phối hợp tham mưu đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; quảng bá các loại hình du lịch bản địa, sản phẩm văn hóa truyền thống. Cùng với đó, quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Tiếp tục phối hợp thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh phòng, chống tội phạm, giữ gìn và đảm bảo AN-QP trong vùng ĐBDTTS. Về nguồn lực tài chính, ngoài nguồn vốn được phân bổ thực hiện, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, chính sách để phát huy hiệu quả tổng hợp, đồng bộ từ các nguồn vốn... Hướng tới mục tiêu củng cố, phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, kế hoạch phát triển KT-XH, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025.
  
Hương Lan

Các tin khác


Gặp cựu chiến binh Tây Tiến trên đất Mai Châu

(HBĐT) - "Sông Mã xã rồi Tây Tiến ơi!/Nhớ về rùng núi, nhớ chơi vơi… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (trích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng). Hơn 75 năm đã trôi qua, Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến có dịp về thăm lại mảnh đất Mai Châu - nơi chiến trường xưa còn in nhiều dấu ấn. Chúng tôi may mắn có dịp gặp gỡ Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến, được hòa chung dòng hồi ức của ông Giang Hồng Phúc - nhân chứng sống cho thời kỳ đầu thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi

Bài 2 - Vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ đầu, từ sớm, từ cơ sở 

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về việc rà soát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần "nắm chắc tư tưởng Nhân dân, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án từ đầu, từ sớm, từ cơ sở”.

Nhiều khó khăn trong triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi đang triển khai thực hiện 2 dự án trọng điểm của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và Cuối Hạ. Quá trình triển khai địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng. 

 Bài 1 - Những "siêu” dự án ảnh hưởng đến nhiều đối tượng sử dụng đất

Sức sống mới ở xã vùng cao Vân Sơn

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi trở lại thăm xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Con đường đến trung tâm xã khó đi năm nào đã được đầu tư êm thuận. Từ cung đường trên cao nhìn xuống, những ngọn đồi hình bát úp giữa thung lũng xanh với từng làn mây trắng sà xuống tạo cảm giác như ở chốn thiên thai. Cuộc sống người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là khi người đứng đầu cấp ủy có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, quản lý dân chủ.

Khát vọng “lên bờ”

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, xóm vạn chài là cụm dân cư ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, người dân sống bằng đánh bắt cá và nuôi cá lồng. Xóm có 71 hộ với 246 nhân khẩu. Cá ngày càng ít, cuộc sống mưu sinh trên mặt nước ngày càng khó khăn, các hộ dân khao khát được lên bờ lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục