(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao (74,43%), gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông cùng sinh sống. Toàn tỉnh 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II và khu vực I. Do vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH và phát huy vai trò của đồng bào DTTS được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
>> Bài 3 - "Đòn bẩy” giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững
Du khách trải nghiệm tại homestay Y Sao, xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu).
Hai xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là 2 xã đồng bào dân tộc Mông của tỉnh, điều kiện hết sức khó khăn, từng là "điểm nóng” ma túy với các hủ tục lạc hậu. Với sự quyết tâm, bền bỉ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cuộc sống của người dân đang có sự đổi thay, an ninh chính trị, trật tự xã hội có chuyển biến biến tích cực.
Những năm 2009 - 2010, nhắc đến 2 xã Hang Kia, Pà Cò người ta thường nghĩ tới vùng đất với những khó khăn chồng chất, đói nghèo, lạc hậu; là "lãnh địa” của thuốc phiện, điểm nóng trong cuộc chiến giữa lực lượng an ninh với các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy và đã có những đổ máu, hy sinh. Hai xã vùng cao này tiếp giáp với các khu vực nóng buôn bán, vận chuyển ma tuý ở Lóng Luông, Vân Hồ (Sơn La). Vi phạm pháp luật về ma túy có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý là các đối tượng tội phạm đã lợi dụng lôi kéo con cháu của một số cán bộ, đảng viên phạm tội; nhiều đối tượng tham gia buôn bán, vận chuyển ma tuý diện truy nã đặc biệt.
Từ thực tế đó, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 13/4/1994 của Ban Bí thư về công tác ở vùng dân tộc Mông. Đặc biệt, năm 2010, Tỉnh uỷ ban hành Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Trọng tâm của đề án là tăng cường đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa mới, đẩy lùi hủ tục lạc hậu; xây dựng thế trận an ninh nhân dân, đẩy lùi tội phạm ma túy… Mục tiêu xuyết suốt là từng bước phát triển mọi mặt đời sống đồng bào người Mông ở Hang Kia, Pà Cò. Đề án số 03-ĐA/TU đã soi sáng bản Mông Hoà Bình.
Hơn 10 năm qua, tỉnh tăng cường chỉ đạo các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chính trị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người địa phương; tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, cải thiện sinh kế cho người dân đi đôi với công tác đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều cán bộ 2 xã được đào tạo, bồi dưỡng trở thành cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Mỗi xã có 1 Phó Chủ tịch UBND xã là cán bộ Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện; người dân tộc Mông, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, được Nhân dân tín nhiệm. Đường giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hoá, công trình nước sạch được đầu tư. Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai; giá trị văn hoá dân tộc Mông, nghề dệt, làm giấy, rèn, lễ hội được bảo tồn và phát triển. Đời sống đồng bào Mông tiến bộ rõ rệt.
Bản Chà Đáy, xã Pà Cò có 82 hộ, 392 nhân khẩu. Thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, bản phát động các tổ liên gia tự quản phối hợp người dân thực hiện chỉnh trang nhà cửa, nhà văn hoá, khu dân cư như: xây dựng hàng rào đá, trồng cây xanh, trồng hoa hai bên đường trục xóm mang lại diện mạo nông thôn mới. Xã Hang Kia không còn nỗi ám ảnh quan san cách trở, đường vào trung tâm xã được đầu tư êm thuận. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của người dân.
Anh Sùng A Chênh là người con dân tộc Mông trưởng thành từ chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, được huyện cử đi đào tạo cán bộ nguồn ngành lâm nghiệp, trở về địa phương tích cực hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, được bố trí làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện, hiện là Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mai Châu, đại biểu HĐND tỉnh. Anh tâm sự: Nghị quyết, Đề án 03 của Tỉnh uỷ góp phần quan trọng đổi thay KT-XH 2 xã người Mông. Hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ được đào tạo chuẩn hóa theo quy định. Các dòng họ tự quản, người có uy tín phát huy vai trò vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tình hình tội phạm ma túy tại xã Hang Kia đã "hạ nhiệt” rõ rệt. Người dân được hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế, trong đó có du lịch cộng đồng giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng môi trường sống, hạ tầng 2 xã cơ bản được đầu tư đồng bộ... Bên cạnh đó, để tuyên truyền, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền cơ sở đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để dân nghe, dân tin, dân làm theo.
Việc thực hiện Đề án 03 đem lại hiệu quả thiết thực. Bộ máy chính quyền hoạt động đi vào nền nếp, hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, KT-XH của 2 xã đã có bước phát triển. Thu nhập bình quân đầu người xã Hang Kia đạt 25,1 triệu đồng/năm, xã Pà Cò đạt 15,22 triệu đồng/năm. Trong xây dựng nông thôn mới, xã Hang Kia đạt 12/19 tiêu chí, xã Pà Cò đạt 13/19 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã Hang Kia giảm còn 24,6%, xã Pà Cò giảm còn 16,16%. Công tác giáo dục, y tế được chú trọng. Hoạt động của tổ chức Đảng ngày càng nâng cao. An ninh chính trị ổn định. Tuy nhiên, KT-XH 2 xã còn thấp so với mặt bằng chung, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao. Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn mới đạt 57,47% thu nhập bình quân của huyện Mai Châu, bằng 23,5% thu nhập bình quân chung của tỉnh. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy còn tiềm ẩn nhiều phức tạp; còn tồn tại hủ tục lạc hậu; hoạt động của hệ thống chính trị, công tác cán bộ ở 2 xã vẫn còn nhiều hạn chế...
Nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, Tỉnh uỷ đã ban hành Đề án 09-ĐA/TU, ngày 28/2/2022 về "Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu” (Đề án 09). Phấn đấu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 2 xã đạt mức trung bình của huyện, thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ; QP-AN được giữ vững.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 09 tỉnh nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện đề án phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Vì vậy, thời gian tới, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 09 tập trung xây dựng kế hoạch của ngành, lĩnh vực mình phụ trách để triển khai thực hiện tốt, tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, triển khai thực hiện đề án toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò.
(Còn nữa)
Hương Lan
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi đang triển khai thực hiện 2 dự án trọng điểm của tỉnh, gồm dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và Cuối Hạ. Quá trình triển khai địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng.
Bài 1 - Những "siêu” dự án ảnh hưởng đến nhiều đối tượng sử dụng đất
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi trở lại thăm xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Con đường đến trung tâm xã khó đi năm nào đã được đầu tư êm thuận. Từ cung đường trên cao nhìn xuống, những ngọn đồi hình bát úp giữa thung lũng xanh với từng làn mây trắng sà xuống tạo cảm giác như ở chốn thiên thai. Cuộc sống người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.
(HBĐT) - Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là khi người đứng đầu cấp ủy có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, quản lý dân chủ.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, xóm vạn chài là cụm dân cư ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, người dân sống bằng đánh bắt cá và nuôi cá lồng. Xóm có 71 hộ với 246 nhân khẩu. Cá ngày càng ít, cuộc sống mưu sinh trên mặt nước ngày càng khó khăn, các hộ dân khao khát được lên bờ lập nghiệp.
(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lạc Thuỷ đã tạo được bước đột phá trong phát triển KT-XH, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò, vị trí chủ thể được phát huy. Nông nghiệp từng bước được cơ cấu hợp lý, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện, nâng cao năng suất, chất lượng.
(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự đoàn kết, tâm huyết của đảng viên và đồng thuận của Nhân dân, đến năm 2020, 8/8 xã của huyện đạt chuẩn NTM. Lạc Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.