(HBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, hộ dân tại các khu tái định cư (TĐC) đã sinh sống ổn định. Tuy nhiên, phần lớn hộ di dân vùng thiên tai chuyển về các khu TĐC chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đây là vấn đề đang được các cấp, ngành, địa phương đưa ra giải pháp tích cực, góp phần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích cho người dân.



Đoàn giám sát của Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) tìm hiểu thực tế tại khu tái định cư vùng thiên tai ở xã Hòa Bình (TP Hòa Bình).

   Trước thực trạng nhiều hộ dân các khu TĐC vùng thiên tai, sạt lở trên địa bàn tỉnh chưa được cấp GCNQSDĐ, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) vừa tổ chức giám sát trên địa bàn huyện Đà Bắc, Tân Lạc và TP Hòa Bình. Việc chưa cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân vùng thiên tai có nhiều nguyên nhân. 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lê Quang Huân, Trưởng phòng TN&MT TP Hòa Bình cho biết: Cuối năm 2018, trên địa bàn gặp thiên tai, các hộ dân phải di chuyển đến nơi TĐC để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. UBND TP Hòa Bình phối hợp các cấp, ngành của tỉnh tích cực triển khai xây dựng khu TĐC, các hộ đã chuyển về xây dựng nhà ở tại khu TĐC. Tuy nhiên, đến thời điểm này các hộ vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ, vì khi chuyển đến khu TĐC phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Đối với hộ dân di chuyển, theo quy định của Đảng, Nhà nước sẽ phải bàn giao đất ở nơi có nguy cơ sạt lở, đến nơi TĐC sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ tài chính và ngược lại, không bàn giao nơi ở cũ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nơi ở mới. Do chưa rõ ràng về cơ chế, chính sách khi thu hồi đất, bồi thường tại vị trí sạt lở và việc thu, miễn tiền sử dụng đất tại khu TĐC, một số hộ dân đã đến xây dựng nhà ở ổn định tại khu TĐC, nhưng không muốn bàn giao đất ở tại nơi ở cũ. Bên cạnh đó, nhiều hộ diện nguy cơ sạt lở có đất đai, tài sản còn nguyên hiện trạng đề nghị được bồi thường về đất, tài sản trên đất nhưng chưa bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện… Hiện nay, TP Hòa Bình giao cho địa phương phối hợp các phòng, ban, đơn vị liên quan tuyên truyền tới người dân, nắm bắt nguyện vọng của bà con làm cơ sở đề xuất với cấp trên giải quyết theo thẩm quyền quy định.
Nguyên nhân việc chưa cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân tại các khu TĐC do ảnh hưởng thiên tai từ năm 2018 đến nay của tỉnh được các địa phương cho rằng, do khi triển khai các dự án khẩn cấp, việc áp dụng các văn bản luật liên quan chưa cụ thể về quy trình thực hiện, bao gồm cả về thẩm quyền, thủ tục các bước thực hiện đầu tư, đo đạc bản đồ, thanh quyết toán. Kinh phí thực hiện mới chỉ đáp ứng được giai đoạn đầu tư hạ tầng, chưa bố trí được kinh phí trích đo để thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định. Công tác quy hoạch sử dụng đất chưa kịp thời, việc thu hồi GCNQSDĐ, chuyển đổi đất nơi ở cũ của các hộ dân thành đất canh tác sản xuất còn hạn chế...
Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) đánh giá: Qua giám sát ở 3 địa phương Đà Bắc, Tân Lạc, TP Hòa Bình, việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân TĐC vùng thiên tai diện khẩn cấp, cấp bách đã thực hiện từ năm 2017 - 2018 đến nay. Trước hết phải đánh giá rằng, các cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung quyết liệt lo được đất ở, đất sản xuất cho dân. Đại bộ phận người dân đã có đất ở, đất sản xuất, ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Đặc biệt hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát cũng thấy còn những khó khăn, hạn chế, bất cập, có hạn chế về cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện và cả nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Về khách quan, do các dự án là cấp bách, việc lập, triển khai dự án một số phần việc chưa tính đến, thậm chí cả việc sau này cấp GCNQSDĐ, trích lục bản đồ phải có kinh phí và đảm bảo sinh kế cho người dân. Nguyên nhân chủ quan, dự án đã triển khai xong 5 - 6 năm nay, nhưng do nhiều tác động của các cơ chế, chính sách khác như quy hoạch đất, chuyển đổi mục đích, kế hoạch sử dụng đất, thủ tục hồ sơ cấp GCNQSDĐ nhiều bất cập nên số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Do đó, cử tri, người dân mong muốn cơ quan quản lý nhà nước từ xã, phường, huyện, tỉnh sớm giải quyết cấp GCNQSDĐ cho người dân. Bên cạnh đó, khi di dân chưa quan tâm nhiều vấn đề tạo sinh kế, việc phát triển sản xuất, chuyển nghề, tạo việc làm cho người dân gặp không ít khó khăn, dẫn tới tình trạng một số hộ dân quay lại nơi ở cũ để sinh sống, sản xuất. Cùng với đó, một số dự án cầu toàn đầu tư xây dựng đầy đủ hạ tầng hệ thống điện, nước, phòng học, nhưng khi di dân vẫn sử dụng được chung với nơi ở cũ nên một số hạ tầng xây dựng không cần thiết, lãng phí. Có một số dự án xem xét chỉ cần xen ghép với các xóm, tránh lãng phí để tăng nguồn hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Theo đồng chí Bùi Tiến Lực, sau cuộc giám sát, Ban Dân tộc sẽ kiến nghị với HĐND tỉnh và các cấp, ngành chức năng khắc phục các hạn chế, đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân khu TĐC vùng thiên tai. Cũng từ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện làm cơ sở để thực hiện các dự án mang tính chất cấp bách sau này được chủ động, quan tâm đến vấn đề quy hoạch khu TĐC ngay từ đầu, khi xảy ra thiên tai, sạt lở di dân ngay, không bị động, bất ngờ.


Hương Lan

Các tin khác


Sức sống mới ở xã vùng cao Vân Sơn

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi trở lại thăm xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc). Con đường đến trung tâm xã khó đi năm nào đã được đầu tư êm thuận. Từ cung đường trên cao nhìn xuống, những ngọn đồi hình bát úp giữa thung lũng xanh với từng làn mây trắng sà xuống tạo cảm giác như ở chốn thiên thai. Cuộc sống người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là khi người đứng đầu cấp ủy có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, quản lý dân chủ.

Khát vọng “lên bờ”

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, xóm vạn chài là cụm dân cư ở phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, người dân sống bằng đánh bắt cá và nuôi cá lồng. Xóm có 71 hộ với 246 nhân khẩu. Cá ngày càng ít, cuộc sống mưu sinh trên mặt nước ngày càng khó khăn, các hộ dân khao khát được lên bờ lập nghiệp.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 2 - Nông thôn mới khởi sắc

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lạc Thuỷ đã tạo được bước đột phá trong phát triển KT-XH, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò, vị trí chủ thể được phát huy. Nông nghiệp từng bước được cơ cấu hợp lý, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện, nâng cao năng suất, chất lượng.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 1 - Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự đoàn kết, tâm huyết của đảng viên và đồng thuận của Nhân dân, đến năm 2020, 8/8 xã của huyện đạt chuẩn NTM. Lạc Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Chuyện những người “gieo chữ” ở Tân Thành

(HBĐT) - Hơn 3 năm qua, tuần nào cũng vậy, bất kể trời nắng hay mưa, cứ sáng thứ Hai, cô giáo trẻ Xa Thị Trang dậy từ lúc gà còn chưa gáy để chuẩn bị hành trang vượt quãng đường đèo dốc hơn 70 km, từ thị trấn Mai Châu đến chi xóm Diềm của trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Tân Dân - ngôi trường nằm ở địa bàn xã Tân Thành, thuộc vùng sâu, xa và khó khăn nhất huyện Mai Châu…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục