(HBĐT) - Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhất là khi người đứng đầu cấp ủy có sự đổi mới về phong cách lãnh đạo, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, quản lý dân chủ.

 



Xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) phát triển ngành nghề chế tác đá cảnh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Phát huy vai trò cấp uỷ cơ sở

Tân Tiến là một trong những thôn tiên phong trong XDNTM kiểu mẫu của xã Đồng Tâm. Phó bí thư chi bộ Nguyễn Văn Hải chia sẻ: Ngay từ khi triển khai thực hiện, chi bộ thôn đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu; thành lập Ban phát triển thôn, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đoàn thể để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thôn xác định tiêu chí rõ ràng, lộ trình thực hiện cụ thể; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động với hình thức phong phú để Nhân dân hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế, chính sách về XDNTM kiểu mẫu. Trước đây, nhiều tuyến đường trong thôn nhỏ hẹp. Sau khi được cán bộ xã, Ban quản lý thôn tuyên truyền, người dân đã đồng thuận đóng góp tiền, ngày công, hiến đất XDNTM kiểu mẫu. Điểm nhấn là Nhân dân chung sức, đồng lòng đóng góp tiền của, ngày công xây dựng nhà văn hoá, nâng cấp, mở rộng đường, xây dựng đường hoa và đèn điện chiếu sáng các tuyến đường, hệ thống thoát nước, mương thuỷ lợi. Bà con đẩy mạnh thâm canh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang trồng rau an toàn, cây cảnh, chăn nuôi, mang lại nguồn thu nhập cao. Đến nay, thôn xây dựng được 6 km đường điện thắp sáng, 3 km đường hoa, thu nhập bình quân đạt 65 triệu đồng/người/năm, thôn còn 9 hộ nghèo. Các hộ đều có ý thức tham gia thực hiện các công trình, phần việc của thôn, giữ vệ sinh môi trường, tích cực phòng, chống tệ nạn xã hội...

Năm 2015, Đồng Tâm là xã về đích NTM đầu tiên của huyện Lạc Thuỷ và là 1 trong 4 xã đạt NTM nâng cao. Hiện, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã nỗ lực thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu.

Theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 - 2020, huyện có 8/8 xã đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021 - 2025, có 5 xã đạt từ 16 tiêu chí, 2 xã đạt 15 tiêu chí, 1 xã đạt 14 tiêu chí, số tiêu chí bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã. Đến hết năm 2022, toàn huyện có 15 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 40 vườn mẫu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu bền vững, chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp chưa nhiều; một số địa phương chưa quan tâm đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền có lúc, có nơi chưa quyết liệt, còn bị động; chất lượng đạt chuẩn một số tiêu chí thiếu bền vững; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và phát triển hợp tác xã khu vực nông thôn khó khăn; an ninh nông thôn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu...

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy Lạc Thuỷ đã chỉ đạo UBND huyện, Đảng bộ các xã, thị trấn rà soát 19 tiêu chí trong XDNTM, đánh giá chặt chẽ, chính xác những tiêu chí chưa đạt để có giải pháp thực hiện; phân công các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách xã theo dõi, đôn đốc các xã thực hiện kế hoạch XDNTM. Theo đó, Huyện uỷ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 19/10/2022 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về XDNTM đến năm 2025. Với quan điểm XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, chương trình then chốt để phát triển KT-XH. Chủ thể XDNTM là cộng đồng dân cư, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư. Vì vậy, mọi việc phải để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và dân phải có trách nhiệm bảo vệ thành quả xây dựng được.

Việc XDNTM cần phải đảm bảo tính hiệu quả, thực chất, không chủ quan, chạy theo thành tích cũng như không trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên. Thực hiện tốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thế chính trị - xã hội. Năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện phát triển KT-XH, QP-AN, huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình.

Huyện đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 40,2%; thương mại, dịch vụ 37,3%; nông, lâm, ngư nghiệp 22,5%. Phấn đấu có ít nhất 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có thêm ít nhất 5 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa hoặc nâng hạng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng; duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,5 - 3%; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt từ 95% dân số trở lên; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% trở lên…

Bí thư Huyện ủy Lạc Thuỷ Bùi Trung Kiên nhấn mạnh: Phát triển nông nghiệp, XDNTM, thúc đẩy các hoạt động du lịch là chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV. Huyện tập trung lãnh đạo XDNTM đảm bảo tính kế thừa, bền vững, vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính đặc trưng, bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi địa phương và lấy người dân làm chủ thể.

Từ thực tiễn XDNTM, kinh nghiệm quý báu Lạc Thuỷ có được là: Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực thi nhiệm vụ; ban hành các nghị quyết trong XDNTM và phát triển KT-XH; năng động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; sự tham mưu tích cực, phối hợp chặt chẽ của các ngành, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đóng vai trò vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được. Ưu tiên bố trí nguồn lực, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách chung vào điều kiện cụ thể của địa phương. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số; củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức bộ máy, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

 Đinh Thắng

Các tin khác


Gìn giữ chiêng Mường như “vật báu hồn thiêng”

(HBĐT) - Dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh hiện có trên 40 lễ hội lớn thì trong đó có tới 90% lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Với người Mường Hòa Bình, chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ dân tộc mà còn là "vật báu hồn thiêng”, là câu chuyện tâm linh được thể hiện qua 12 âm sắc dân tộc, là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mãnh liệt nhờ được gìn giữ trong chính cộng đồng sản sinh ra nó.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 2 - Đường lớn cho khát vọng lớn

(HBĐT) - Thời gian qua, một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được khởi công xây dựng. Khi hoàn thành, đây sẽ là những "mạch máu” mới để kết nối, giao thương hàng hóa, động lực quan trọng để Đà Bắc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 1 - Giao thông, nỗi trăn trở bao đời của người vùng cao 

(HBĐT) - Những con đường mới đã và đang được mở sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng cao Đà Bắc.

Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 2 - Lan toả các giá trị văn hoá trong đời sống cộng đồng

(HBĐT) - Những năm gần đây, giá trị di sản văn hoá (DSVH) dân tộc ngày một thấm sâu trong đời sống Nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hoá của các thế hệ trước góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống văn hoá tốt đẹp, mở rộng giao lưu văn hoá làm giàu thêm bản sắc, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phát triển toàn diện nhân cách con người. Huyện khai thác có hiệu quả bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển KT-XH của huyện.

Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 1 - Những nét văn hoá vùng Mường nổi bật

(HBĐT) - Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hoá Mường và những tập quán của cha ông…

Đánh thức Hợp Tiến

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục