Bài 2 - Vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ đầu, từ sớm, từ cơ sở 

(HBĐT) - Thực hiện quan điểm chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về việc rà soát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện Kim Bôi, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần "nắm chắc tư tưởng Nhân dân, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án từ đầu, từ sớm, từ cơ sở”.


Đơn vị thi công khoan thăm dò địa chất chuẩn bị cho thực hiện dự án đường liên kết vùng đoạn qua khu vực Mớ Đá, thị trấn Bo (Kim Bôi).

Mặc dù cả hai dự án (dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) và dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ) đang triển khai thực hiện trong giai đoạn đầu, bước đầu, nhưng theo đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, thực tế quá trình triển khai thực hiện các dự án tại địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, việc xác định đối tượng, nguồn gốc sử dụng đất, xác định loại đất mất nhiều thời gian. Nguyên nhân do nhiều hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), hoặc đã được cấp GCNQSDĐ nay đo đạc lại chưa được cấp đổi, hoặc có trường hợp đã thực hiện dồn điền đổi thửa, đến nay vị trí, diện tích các thửa đất đã thay đổi. Như vậy, khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều vướng mắc trong việc bồi thường cho người đang sử dụng đất hay bồi thường, hỗ trợ cho người đang có GCNQSDĐ. Mặt khác, một số người dân còn có ý kiến về giá bồi thường, hỗ trợ về đất do Nhà nước quy định thấp...

Xuất phát từ thực tế cũng như xác định rõ những khó khăn cần tập trung tháo gỡ trong triển khai thực hiện 2 dự án trên, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhờ đó bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Một số hộ dân sau khi được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đã tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ việc triển khai dự án. Như ông Đinh Công Hình ở xã Vĩnh Đồng. Sau khi được tuyên truyền, nắm rõ quy định của Nhà nước, chủ trương thu hút đầu tư, triển khai thực hiện dự án mang tính đột phá, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, ông đã vận động gia đình đồng thuận, nhất trí ủng hộ dự án.

Ông Hình chia sẻ: Sau khi bàn bạc, gia đình tôi thống nhất ủng hộ triển khai các dự án. Về đất sản xuất bị ảnh hưởng, gia đình đồng thuận giá đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) để sớm bàn giao mặt bằng cho thi công. Bên cạnh đó có một số ngôi mộ phải di dời, gia đình đã nhận tiền hỗ trợ, đang chờ thời điểm phù hợp để di dời các phần mộ về nơi chôn cất mới, bàn giao mặt bằng cho Nhà nước.

Ông Đinh Công Trường, Bí thư chi bộ xóm Sống, xã Vĩnh Đồng chia sẻ: Sau khi tham gia các cuộc họp, tiếp thu chủ trương của tỉnh, huyện và địa phương, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước Nhân dân, chúng tôi sẽ gương mẫu, đi đầu trong chấp hành các chủ trương, chính sách. Đồng thời vận động người thân, gia đình thực hiện công tác GPMB, sớm hoàn thành việc bàn giao mặt bằng thi công cho dự án.

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước đây, trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều dự án quan trọng của tỉnh và huyện. Điển hình là dự án cải cạo, nâng cấp, mở rộng tuyến đường 12B. Quá trình triển khai tác động, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân làm nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc. Với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến thôn, xóm, khu dân cư, những khó khăn, vướng mắc dần được tháo gỡ. Đó là những kinh nghiệm hay, bài học quý để huyện vận dụng trong công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Qua nắm tình hình tư tưởng, đa phần người dân bày tỏ sự ủng hộ đối với 2 dự án trên. Tuy nhiên, "để các dự án được triển khai một cách thuận lợi, trong thời gian tới, huyện Kim Bôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu rõ mục đích việc thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ khi Nhà nước thu hồi đất, GPMB. Đồng thời, quá trình thực hiện công tác kiểm đếm, tính toán, chi trả tiền đền bù GPMB, hỗ trợ và tái định cư thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền cơ sở và đơn vị thực hiện công tác bồi thường, GPMB, làm tốt công tác dân vận để người dân tự giác chấp hành, tạo sự đồng thuận của Nhân dân. Đó chính là những yếu tố then chốt, quan trọng huyện tập trung thực hiện để triển khai công tác hỗ trợ, GPMB các dự án hiệu quả nhất, như đã từng làm đối với các dự án lớn huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện thành công” - đồng chí Bùi Văn Điệp nhấn mạnh.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 2 - Nông thôn mới khởi sắc

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Lạc Thuỷ đã tạo được bước đột phá trong phát triển KT-XH, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò, vị trí chủ thể được phát huy. Nông nghiệp từng bước được cơ cấu hợp lý, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển toàn diện, nâng cao năng suất, chất lượng.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạc Thủy - khi ý Đảng hợp lòng dân: Bài 1 - Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; sự đoàn kết, tâm huyết của đảng viên và đồng thuận của Nhân dân, đến năm 2020, 8/8 xã của huyện đạt chuẩn NTM. Lạc Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Chuyện những người “gieo chữ” ở Tân Thành

(HBĐT) - Hơn 3 năm qua, tuần nào cũng vậy, bất kể trời nắng hay mưa, cứ sáng thứ Hai, cô giáo trẻ Xa Thị Trang dậy từ lúc gà còn chưa gáy để chuẩn bị hành trang vượt quãng đường đèo dốc hơn 70 km, từ thị trấn Mai Châu đến chi xóm Diềm của trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Tân Dân - ngôi trường nằm ở địa bàn xã Tân Thành, thuộc vùng sâu, xa và khó khăn nhất huyện Mai Châu…

Gìn giữ chiêng Mường như “vật báu hồn thiêng”

(HBĐT) - Dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh hiện có trên 40 lễ hội lớn thì trong đó có tới 90% lễ hội sử dụng âm nhạc chiêng. Với người Mường Hòa Bình, chiêng không đơn thuần chỉ là một loại nhạc cụ dân tộc mà còn là "vật báu hồn thiêng”, là câu chuyện tâm linh được thể hiện qua 12 âm sắc dân tộc, là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mãnh liệt nhờ được gìn giữ trong chính cộng đồng sản sinh ra nó.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 2 - Đường lớn cho khát vọng lớn

(HBĐT) - Thời gian qua, một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được khởi công xây dựng. Khi hoàn thành, đây sẽ là những "mạch máu” mới để kết nối, giao thương hàng hóa, động lực quan trọng để Đà Bắc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương.

“Mạch máu” mới cho vùng cao Đà Bắc bứt phá: Bài 1 - Giao thông, nỗi trăn trở bao đời của người vùng cao 

(HBĐT) - Những con đường mới đã và đang được mở sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng cao Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục