(HBĐT) - Mới đây, UBND huyện Đà Bắc đã xác minh đơn của ông Bùi Văn Diên, xóm Tân Lý, xã Tú Lý (Đà Bắc) liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn.


Người dân xóm Tân Lý, xã Tú Lý (Đà Bắc) cho biết đã canh tác trên diện tích đất lâm nghiệp ổn định. 

Theo đó, việc các hộ dân nộp tiền để làm GCNQSDĐ lâm nghiệp thời điểm 30/5/2019 được UBND xã Hào Lý (cũ), nay là xã Tú Lý đại diện thực hiện theo nguyện vọng, tự nguyện nộp kinh phí (tiền trích đo và tiền hồ sơ cấp giấy chứng nhận) của người dân, đất đã sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Về mức thu phí đo đạc và phí lập hồ sơ địa chính được áp dụng theo Quyết định số 222/QĐ-UBND, ngày 20/2/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình quy định về việc phê duyệt bộ đơn giá sản phẩm "Đo đạc địa chính; đăng ký, cấp giấy chứng nhận” trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, UBND xã Hào Lý (cũ) tạm thu tiền theo Hợp đồng số 39/2019/HDDV, ngày 18/6/2019 với Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện trích đo, đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính và đăng ký cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn xã (50 hộ), gồm 2 nội dung công việc: Nội dung thứ nhất là việc trích đo, hai bên đã thanh lý lệ phí trích đo là 218,024 triệu đồng theo quy định thu lệ phí đo đạc và có kết quả trích đo từng hộ; nội dung thứ hai là lệ phí đăng ký cấp GCNQSDĐ lần đầu đồng loạt đối với hộ gia đình, cá nhân, số tiền tạm thu còn lại là 65,27 triệu đồng, hiện nay chưa được thanh lý và chi do chưa có GCNQSDĐ (khi có GCNQSDĐ sẽ sử dụng để nộp các khoản lệ phí còn lại, nếu thiếu hộ dân đóng góp thêm, còn thừa trả lại cho các hộ). Tổng tiền UBND xã tạm thu của các hộ là 283,294 triệu đồng. Riêng hộ ông Bùi Văn Diên, diện tích trích đo, đo đạc là 3,716 ha, số tiền tạm thu gồm lệ phí trích đo 4,531 triệu đồng, lệ phí lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận 1,918 triệu đồng, tổng là 6,449 triệu đồng. Số tiền này được nộp trực tiếp cho cán bộ địa chính xã. Việc thu tiền dựa trên bảng kê lô, thửa, diện tích đất, kinh phí của các hộ được Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh lập (ngoài các khoản phí trên ông Bùi Văn Diên không nộp thêm bất cứ khoản phí nào khác). Đại diện cho các hộ dân, UBND xã đã chuyển nộp số tiền trích đo cho Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh theo hợp đồng.

Lý giải vướng mắc dẫn tới việc chưa hoàn thiện việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ, UBND huyện Đà Bắc cho biết: Tổng số hộ có đơn đề nghị được cấp GCNQSDĐ và được đo đạc, trích đo, lập hồ sơ địa chính là 50 hộ (hoàn thiện vào tháng 11/2019). Hồ sơ được lập và chuyển lên Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đà Bắc để thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo quy định của Luật Đất đai. Ngày 27/12/2022, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh có buổi làm việc với UBND xã Tú Lý và xóm tiến hành rà soát lại lô, thửa, diện tích đất của 50 hộ dân để hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho các hộ. Qua rà soát hồ sơ phát sinh một số hộ vướng mắc liên quan đến việc trồng lấn với các thửa đất đo đạc so với bản đồ lâm nghiệp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg; một số hộ chưa phù hợp với việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 huyện Đà Bắc, gồm 17 hộ xã Tú Lý đã thực hiện rà soát và chuyển thông tin để Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh hoàn thiện thiết lập hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp theo quy định; 13 hộ trồng lấn vào diện tích do các hộ chỉ dẫn mốc giới khi tiến hành đo đạc ở thực địa, xã không có bản đồ địa chính chính quy để đối chiếu khi đo đạc dẫn đến diện tích của hộ bị trồng lấn lên diện tích đất đã cấp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg (đối với các hộ bị trồng lấn UBND xã sẽ đề nghị Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh xem xét trả lại số kinh phí đã nộp cho các hộ trong thời gian tới); 20 hộ chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, do đó chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ theo quy định (trường hợp của ông Bùi Văn Diên, xóm Tân Lý nằm trong danh sách này). UBND xã sẽ đề nghị đăng ký bổ sung việc quy hoạch sử dụng đất của 18 hộ trên trong thời gian tiếp theo.

Việc cấp GCNQSDĐ đất lâm nghiệp phải tiến hành rà soát, hoàn thiện lại hồ sơ, ngoài các vướng mắc trên còn liên quan đến việc điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã (sáp nhập xã Hào Lý với xã Tu Lý thành xã Tú Lý từ ngày 10/1/2020), do đó các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ phải hoàn thiện lại, cũng như thay đổi chứng minh nhân dân thành căn cước công dân dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho các hộ trên.

Liên quan đến việc thẩm định hồ sơ của UBND huyện theo quy định về việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện chưa tiếp nhận nhận hồ sơ đề nghị nào về việc cấp GCNQSDĐ của các hộ (50 hộ) theo nội dung đơn của ông Bùi Văn Diên, xóm Tân Lý. Đến khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của các hộ (50 hộ) như đã nêu, UBND huyện sẽ giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định, thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.

LC



Các tin khác


Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 3 - "Đòn bẩy” giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

(HBĐT) - Để khắc phục khó khăn, nâng cao mức sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đã triển khai hàng loạt nghị quyết, văn bản chỉ đạo tạo "đòn bẩy” giúp các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) phát triển bền vững. Đối với tỉnh, việc triển khai các văn bản chỉ đạo, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đến vùng di dân sạt lở do thiên tai

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng, đời sống của Nhân dân. Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), màu xanh đã trở lại trên vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Từ "điểm nóng” ma túy Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao (74,43%), gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông cùng sinh sống. Toàn tỉnh 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II và khu vực I. Do vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH và phát huy vai trò của đồng bào DTTS được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bài 2 - Tập trung giải quyết vướng mắc, ổn định cuộc sống người dân

(HBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, hộ dân tại các khu tái định cư (TĐC) đã sinh sống ổn định. Tuy nhiên, phần lớn hộ di dân vùng thiên tai chuyển về các khu TĐC chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đây là vấn đề đang được các cấp, ngành, địa phương đưa ra giải pháp tích cực, góp phần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích cho người dân.

Bài 1 - Phần lớn người dân các khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, sạt lở. Hàng nghìn hộ mất nhà cửa, đất sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng mới, góp phần ổn định lâu dài đời sống người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, vẫn còn nhiều hộ chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nơi ở mới, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.

Gặp cựu chiến binh Tây Tiến trên đất Mai Châu

(HBĐT) - "Sông Mã xã rồi Tây Tiến ơi!/Nhớ về rùng núi, nhớ chơi vơi… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (trích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng). Hơn 75 năm đã trôi qua, Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến có dịp về thăm lại mảnh đất Mai Châu - nơi chiến trường xưa còn in nhiều dấu ấn. Chúng tôi may mắn có dịp gặp gỡ Ban liên lạc truyền thống Tây Tiến, được hòa chung dòng hồi ức của ông Giang Hồng Phúc - nhân chứng sống cho thời kỳ đầu thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục