(HBĐT) - Thời gian qua, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc bức xúc vì đã làm các thủ tục đóng tiền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp từ năm 2019, đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN). 

Phóng viên Báo Hoà Bình làm việc với ông Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Tú Lý (Đà Bắc).

Hàng chục hộ dân các xóm: Tân Lý, Quyết Chiến, Hào Tân, Hào Phú, Suối Thương bức xúc kiến nghị vì sao chưa được cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp dù đã đóng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng cho xã từ ngày 30/5 - tháng 12/2019. Ông Bùi Văn Dân, xóm Tân Lý và các hộ dân cho rằng: Người dân đã đóng tiền cho xã năm 2019, theo hợp đồng số 39/2019/HDDV, ngày 18/6/2019 về việc trích đo địa chính thửa đất đã ký giữa ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh Hoà Bình và ông Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Hào Lý (nay là xã Tú Lý). Xã tổ chức họp dân phổ biến chủ trương sẽ cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân, bà con rất phấn khởi vì sẽ được làm chủ sở hữu đối với mảnh đất sản xuất, trồng trọt ổn định từ khi chuyển dân lòng hồ về địa phương.

Ngày 19/12/2019, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý (nay là xã Tú Lý) Quách Công Khang thông báo tới các hộ hạn cuối cùng nộp tiền cấp GCNQSDĐ theo yêu cầu là ngày 28/12/2019, nếu hộ nào không nộp các khoản lệ phí, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh sẽ huỷ kết quả đo đạc và hồ sơ hộ đó theo quy định. Theo đó, người dân đã nộp tiền cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho ông Đinh Công San, cán bộ địa chính xã Hào Lý (cũ), trung bình mỗi hộ khoảng 6 triệu đồng, chia làm 2 đợt, tổng số tiền khoảng 300 triệu đồng.

Ông Bùi Văn Diên, xóm Hào Tân cho biết: Người dân ngóng chờ được cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp từng ngày. Tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa nhận được. Trong khi đó chúng tôi nghe thông tin có khoảng 18 hộ đang được làm thủ tục để cấp GCN, khiến số hộ còn lại càng bức xúc.

Theo ông Đinh Văn Dương, xóm Suối Thương: Gia đình đã nộp 6 triệu đồng cho cán bộ địa chính xã, đây là tiền từ mồ hôi, nước mắt của người dân. Người dân muốn biết khi nào được cấp GCN, hỏi xã, hỏi huyện thì không được trả lời bao giờ cấp. Không biết tiền của dân đang ở đâu?

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Tú Lý Đinh Thanh Xuân cho biết: Xã và Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh đã rà soát, thiết lập hồ sơ cấp GCN cho các hộ dân trên địa bàn. Đến tháng 11/2019, khi hoàn thiện hồ sơ mới chuyển Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh để tiếp tục triển khai các thủ tục cấp GCN cho hộ dân. Bà con bức xúc vì chờ cấp giấy lâu quá. Chính quyền xã cũng rất sốt ruột. Xã chỉ có thể giải trình với người dân là chờ cấp trên giải quyết. Xã đã làm các văn bản gửi Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh xem xét giải quyết cấp giấy cho hộ dân. Trong đó, ngày 24/6/2022 gửi Công văn số 58/CV-UBND nội dung nêu: Thực hiện hợp đồng số 39/2019/HDDV, ngày 18/6/2019 giữa UBND xã Hào Lý (cũ) với Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh về việc thực hiện trích đo địa chính, lập hồ sơ địa chính và đăng ký cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn xã Hào Lý (cũ) theo nguyện vọng và đề nghị của các hộ dân. Gồm 48 hộ thuộc các xóm: Tân Lý, Quyết Chiến, Hào Tân, Hào Phú, Suối Thương. UBND xã Tú Lý và Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh đã thực hiện xong việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính và nộp các khoản phí, thuế theo quy định để đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho các hộ từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa thấy cấp GCN cho các hộ. Đề nghị Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh hoàn thiện hồ sơ để sớm cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho các hộ theo quy định.

Liên quan đến kinh phí của các hộ dân đã nộp, ông Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã thừa nhận, việc xã đứng ra thu kinh phí của người dân là chưa đúng quy định. Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh lập dự án đo đạc theo diện tích và tính toán kinh phí, đã thu tiền trích đo và tiền cấp GCN của người dân. Xã đang giữ khoảng 50 triệu đồng, còn đã chuyển cho Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh theo hợp đồng. Đối với vấn đề hồ sơ đề nghị cấp GCN gửi lên huyện, ông Xuân cho rằng, huyện chưa nhận được, có thể do hệ thống công nghệ chưa vận hành tốt.

(Còn nữa)

L.C


Các tin khác


Sùng A Chênh - Người đại biểu của nhân dân: Bài 1 - "Ngọn đuốc” thắp sáng nơi vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - "Nhận thức sâu sắc yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ của người đại biểu HĐND, tôi sẽ luôn bám sát nhiệm vụ, quyền hạn để làm tròn trách nhiệm là người đại diện của cử tri. Luôn gần gũi, giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân; thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; đề đạt với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và đôn đốc, theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri theo trách nhiệm của người đại biểu HĐND...”, lời hứa đó trước cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vẫn đang được đồng chí Sùng A Chênh, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Mai Châu nghiêm túc thực hiện...  

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 3 - "Đòn bẩy” giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

(HBĐT) - Để khắc phục khó khăn, nâng cao mức sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đã triển khai hàng loạt nghị quyết, văn bản chỉ đạo tạo "đòn bẩy” giúp các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) phát triển bền vững. Đối với tỉnh, việc triển khai các văn bản chỉ đạo, chương trình có ý nghĩa hết sức quan trọng do ĐBDTTS&MN sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, xuất phát điểm rất thấp; đây là vùng "lõi nghèo” của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 2 - Đến vùng di dân sạt lở do thiên tai

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng, đời sống của Nhân dân. Cấp uỷ, chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân vùng thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), màu xanh đã trở lại trên vùng đất bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Nghị quyết soi đường vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Từ "điểm nóng” ma túy Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao (74,43%), gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông cùng sinh sống. Toàn tỉnh 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II và khu vực I. Do vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH và phát huy vai trò của đồng bào DTTS được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cũng là giải pháp chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Bài 2 - Tập trung giải quyết vướng mắc, ổn định cuộc sống người dân

(HBĐT) - Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, hộ dân tại các khu tái định cư (TĐC) đã sinh sống ổn định. Tuy nhiên, phần lớn hộ di dân vùng thiên tai chuyển về các khu TĐC chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đây là vấn đề đang được các cấp, ngành, địa phương đưa ra giải pháp tích cực, góp phần sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích cho người dân.

Bài 1 - Phần lớn người dân các khu tái định cư chưa được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, sạt lở. Hàng nghìn hộ mất nhà cửa, đất sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng mới, góp phần ổn định lâu dài đời sống người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, vẫn còn nhiều hộ chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nơi ở mới, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục