(HBĐT) - Thu hút đầu tư được huyện Lạc Sơn xác định là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản.


Vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Quý Hoà góp phần thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch vùng cao huyện Lạc Sơn.

Tạo "xương sống” để thúc đẩy du lịch

Năm 2020, sự hiện hữu của con đường bê tông rộng, dài đã làm vơi đi bao khó khăn, nhọc nhằn của người dân xóm núi khu vực Đồi Thung, xã Quý Hoà, góp phần tạo dựng những đổi thay. Đến nay, huyện đã triển khai và hoàn thành tuyến đường ĐH.75 từ xã Nhân Nghĩa lên đến xã Quý Hoà với tổng chiều dài 17,5 km; đường ĐH.72B Thượng Cốc - Văn Sơn - Miền Đồi dài      9,76 km; đường ĐH.74 Nhân Nghĩa - Miền Đồi dài 10,2 km… Trước đó, tuyến đường ĐH.17 Định Cư - Ngọc Sơn - Ngọc Lâu - Tự Do có tổng chiều dài 16 km cũng mở ra hướng phát triển du lịch vùng cao, tạo diện mạo mới cho KT-XH.

Theo tuyến quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, từ Hà Nội di chuyển đến trung tâm huyện khoảng 2,5 giờ. Các trục đường nối liền với Thủ đô, các tỉnh Tây Bắc, miền Trung, đồng bằng Bắc Bộ thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, thương mại, dịch vụ và du lịch. Bên cạnh ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối được xem là "xương sống” đến các khu, điểm du lịch, huyện chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: bãi để xe, phương tiện trung chuyển, nhà vệ sinh, điện, nước, mạng viễn thông; tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ di tích; huy động nguồn lực xã hội để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững gắn với phát triển KT-XH, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí; lập quy hoạch xây dựng chung của các điểm du lịch cộng đồng để quản lý đầu tư, xây dựng, bảo tồn các ngôi nhà truyền thống của dân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại các điểm du lịch cộng đồng. Mặt khác, huyện quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng nâng cấp hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước sạch tại các điểm du lịch cộng đồng và các điểm có tài nguyên nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng.

Ngoài ra, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về du lịch trên địa bàn dần hoàn thiện. Huyện đã đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống viễn thông phủ sóng điện thoại đảm bảo kết nối cho du khách thuận lợi trong việc thông tin liên lạc tại các điểm du lịch cộng đồng, nhất là vùng sâu, vùng cao. Bến xe trung tâm huyện được nâng cấp và sửa chữa, phương tiện giao thông hàng ngày có taxi, xe khách xuất bến từ huyện đi nội, ngoại tỉnh, xe buýt Hoà Bình - Lạc Sơn… 

Thu hút được các dự án du lịch lớn, trọng điểm

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Lạc Sơn thu hút được hơn 30 dự án đầu tư trong các lĩnh vực với tổng mức đầu tư theo đăng ký trên 11.784 tỷ đồng, tổng diện tích đất thực hiện dự án 722 ha. Đặc biệt, có 2 dự án du lịch khách sạn với diện tích đất 271 ha, tổng mức đầu tư 7.934,6 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án du lịch lớn, trọng điểm của tỉnh, gồm: Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả có tổng mức đầu tư gần 2.628 tỷ đồng; dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung tổng mức đầu tư gần 5.307 tỷ đồng. Ngoài các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, còn có một số nhà đầu tư lớn đang đề xuất nghiên cứu khảo sát lập dự án đầu tư như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Thảo nguyên xanh Miền Đồi với diện tích 99,3 ha; khu du lịch đô thị sinh thái và sân golf hồ Chóng diện tích 200 ha; Tổ hợp sân golf và du lịch sinh thái hồ Cánh Tạng tại các xã Yên Phú, Bình Hẻm.

Đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư TT Huyện uỷ Lạc Sơn cho biết: Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh, huyện còn không ít vướng mắc, khó khăn cần khắc phục và giải quyết để thu hút dự án, tạo điểm nhấn cho du lịch Mường Vang như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện nước chưa đồng bộ; công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện dự án còn chậm. Thời gian tới, huyện tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, nhất là các cơ quan liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận cao trong nhân dân và cán bộ, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư. Các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, đối thoại bình đẳng, phản ánh trung thực các vấn đề phát sinh để cùng tháo gỡ vướng mắc, tạo cơ hội khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, là điểm đến hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Nghiên cứu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt nhằm thu hút một số nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, có số thu ngân sách lớn và có tác động lan toả đến phát triển KT-XH trên địa bàn. Tăng cường hỗ trợ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư để các dự án triển khai thuận lợi, có hiệu quả, duy trì các kênh đối thoại với nhà đầu tư nhằm giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp. Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện để triển khai các dự án đầu tư, trước mắt tập trung giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh theo đúng kế hoạch.

Bùi Minh

Ngày 26/7/2021, Huyện uỷ Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về thu hút đầu tư, đồng thời ban hành Nghị quyết số 06-NQ-HU, ngày 26/7/2021 về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2021-2025. Ngay sau đó, UBND huyện ban hành Quyết định số 7115/QĐ-UBND về Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn huyện và Kế hoạch số 138/KH-UBND về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Huyện đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản; sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, thân thiện với môi trường, đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc; các tài nguyên du lịch quan trọng được khai thác, phát triển thành thương hiệu và có sức cạnh tranh; xây dựng điểm du lịch đạt các tiêu chí là điểm du lịch cấp tỉnh, quốc gia. Riêng khu du lịch Đồi Thung, hồ Khả - xã Quý Hoà, Thảo nguyên xanh – xã Miền Đồi, thác Mu – xã Tự Do, hồ chứa nước Cánh Tạng đạt các tiêu chí của khu du lịch quốc gia vào năm 2030. Phấn đấu du lịch Mường Vang trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực Tây Bắc, khu vực trung du miền núi phía Bắc.

 


Các tin khác


Từ xóm “chạy” lũ đến bản làng bình yên

(HBĐT) - Nhìn khung cảnh khang trang, thơ mộng của xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), ít ai có thể tưởng tượng được 6 năm về trước, bà con bản Dao này thẫn thờ vì nguy cơ có thể trượt sạt hơn 30 nóc nhà xuống lòng hồ Hòa Bình.

Điện Biên Phủ - ngày trở về

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, từ tháng tư, thành phố Điện Biên Phủ rợp sắc cờ hoa. Dòng người ngược lên Tây Bắc cứ nối dài. Trở về Điện Biên! Trở về với những địa danh Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam... về với hoa ban, với điệu xòe nồng say; trở về với những ký ức hào hùng giữa mùa ban nở trắng trời.

Huyện Yên Thủy: Phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên gần 29.000 ha. Toàn huyện có hơn 1.200 hộ đã hợp tác, góp vốn, góp sức hình thành 40 tổ hợp tác, 41 hợp tác xã (HTX), góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, có nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng như: bưởi Diễn Yên Thủy, hành tăm Phú Lai, khoai sọ Yên Trị, mật ong Lạc Lương, Lạc Sỹ, cao - trà cà gai leo, cao xạ đen, dầu vừng, dầu lạc... Năm 2022, huyện đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ thành lập mới được 4 HTX, gồm: HTX nông nghiệp xóm Thung, HTX nông nghiệp và dịch vụ Lợi Phát, HTX thương mại và dịch vụ Thịnh Phát, HTX nông nghiệp Hòa Phát.

Bài 1 - Người dân bức xúc vì nộp tiền 5 năm chưa được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Thời gian qua, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc bức xúc vì đã làm các thủ tục đóng tiền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp từ năm 2019, đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN). 

Bài 2 - Chính quyền huyện Đà Bắc thông tin về việc cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Mới đây, UBND huyện Đà Bắc đã xác minh đơn của ông Bùi Văn Diên, xóm Tân Lý, xã Tú Lý (Đà Bắc) liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn.

Tự hào hai tiếng Trường Sa

(HBĐT) - Hẳn là với mỗi người con đất Việt khi nói, nghe và đến Trường Sa đều chung cảm giác bồi hồi, xúc động và tự hào. Dù đã được đọc, xem và nghe nhiều về Trường Sa nhưng khi được đặt chân lên các đảo, điểm đảo, chạm tay vào cột mốc chủ quyền trên biển, được dự lễ chào cờ, tưởng niệm các liệt sỹ, tận mắt chứng kiến đời sống, sinh hoạt của quân và dân trên các đảo thì niềm tự hào, xúc động đó nhân lên gấp bội!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục