Chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh, trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian…, đặc biệt là mo Mường. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Cùng với đó, nền "Văn hoá Hoà Bình” cũng là một di sản quý giá không chỉ đối với tỉnh mà của đất nước và nhân loại, cần được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.


Bảo tàng tỉnh trưng bày các hiện vật của nền "Văn hoá Hoà Bình" giới thiệu với nhân dân và du khách.

Sức hút văn hóa ở bốn vùng Mường cổ

Từ lâu, nhiều người biết đến câu "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” nói về 4 vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, huyện đã thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch; quan tâm xây dựng đề án "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; lập đề án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Khu bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú; đề án Bảo vệ ngôn ngữ và trang phục dân tộc Mường ở Tân Lạc; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cụm Trung tâm văn hóa Mường Bi, không gian văn hóa làng Mường cổ xóm Lũy Ải, khu miếu thờ xóm Lũy Ải; phát huy tốt điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tại xóm Lũy Ải. Đặc biệt, xác định tiềm năng của mảnh đất, con người nơi đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 13/NQ-BTV, ngày 17/10/2022 về "Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Cùng với huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện tập trung xây dựng 3 điểm du lịch cộng đồng mẫu ở các xóm: Hày Dưới - xã Vân Sơn, Bắc Thung - xã Quyết Chiến, Luông Cá - xã Ngổ Luông. Trong thời gian tới, đây sẽ là những điểm hứa hẹn thu hút khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá dân tộc Mường.

Ở vùng đất cổ Mường Vang - huyện Lạc Sơn, dân tộc Mường chiếm trên 91%, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng. Đồng chí Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn khẳng định: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện quyết liệt, được người dân ủng hộ, kể cả giới trẻ. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn lưu giữ trên 1.200 chiếc chiêng Mường, khoảng 18.640 nhà sàn. Nhiều loại hình câu lạc bộ (CLB) văn hóa hoạt động mạnh, tiêu biểu như CLB giữ gìn bản sắc văn hoá Mường của Trường THPT Quyết Thắng, được UBND tỉnh công nhận mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh; CLB 4 Mường của thanh niên xã Thượng Cốc… Huyện có 1 Nghệ Nhân nhân dân, 8 Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng về lĩnh vực mo Mường và hát dân ca thường đang, bộ mẹng.

Trên mảnh đất Mường Thàng với những vườn cam, mía bạt ngàn, đồng chí Bùi Yến Minh, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cao Phong chia sẻ: Những năm gần đây, đời sống của người dân Mường Thàng ngày càng được nâng lên. Với dân tộc Mường chiếm 72% dân số, Mường Thàng đã và đang phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương. Toàn huyện có 88 đội văn nghệ quần chúng hoạt động đều khắp ở 88 khu dân cư. Các CLB bảo tồn văn hóa Mường hoạt động hiệu quả, Lễ hội Mường Thàng được duy trì tổ chức. Bản Mường Giang Mỗ, các điểm du lịch tâm linh chùa Khánh, chùa Quèn Ang, đền Thượng Bồng Lai, đền Chúa Thác Bờ trên hồ Hoà Bình đã khẳng định được vị trí trên bản đồ du lịch của tỉnh, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc tới du khách gần xa.

Quê hương Mường Động - Kim Bôi ngoài thế mạnh có nguồn nước khoáng nóng được coi như "vàng trắng”, việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường được huyện đặc biệt quan tâm để phát triển du lịch. Các loại hình trình diễn dân gian ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy như: trình tấu chiêng Mường, dân ca và các điệu múa dân tộc Mường, Dao. Lễ hội Mường Động tại xã Vĩnh Đồng được duy trì tổ chức hàng năm vào ngày mồng 8 Tết Nguyên đán. Các CLB văn hóa Mường hoạt động hiệu quả.

Gặp bà Đinh Thị Kiều Dung, khu dân cư Bo, thị trấn Bo - người đã có 20 năm mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca Mường cho thế hệ trẻ. Bà Dung tâm sự: "Sinh ra và lớn lên ở xứ Mường, yêu những nét đẹp văn hóa truyền thống, tôi đã mở lớp truyền dạy văn hóa Mường cho các cháu học sinh để nhân lên niềm tự hào, tình yêu dân tộc, quê hương của những người con đất Mường". Bằng tâm huyết của mình, từ năm 2004 đến nay, bà Dung liên tục mở các lớp truyền dạy chiêng Mường và hát dân ca cho trên 500 cháu ở độ tuổi từ 8 - 15; truyền dạy các bài chiêng cơ bản cho 14 đội chiêng trong và ngoài huyện Kim Bôi…

Độc đáo nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

"Văn hóa Hòa Bình” (VHHB) là một nền văn hóa cổ đại thời đại đồ đá, thuộc giai đoạn tiền sơ sử trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã xuất hiện và tồn tại ởViệt Nam, trong đó đậm đặc nhất tại tỉnh Hòa Bình. Địa hình Hoà Bình với các dải núi đá vôi đã tạo ra nhiều thung lũng có hệ động, thực vật phong phú, nên ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất Hoà Bình. Thuật ngữ VHHB được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30/1/1932, do đề xuất của nữ khảo cổ học người Pháp M.Colani tại Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội. VHHB tồn tại trong khoảng thời gian 30.000 - 3.500 năm cách ngày nay, có vị trí quan trọng trong thời đại đồ đá ở Việt Nam cũng như trên thế giới; là tài sản vô cùng quý báu, đóng góp cho thế giới những tư liệu khoa học quan trọng, làm rõ thêm bức tranh tiền sơ sử tại Việt Nam.

Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị di sản VHHB. Năm 2017, Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức thành công hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 85 năm thế giới công nhận thuật ngữ nền VHHB, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà quản lý về di sản văn hóa Trung ương, để lại tiếng vang tốt đối với giới học thuật và quản lý di sản trong và ngoài nước.

Năm 2022, kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận thuật ngữ nền VHHB, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học để đánh giá những tiến bộ mang tính nhảy vọt trong nghiên cứu về VHHB tại tỉnh Hòa Bình, tôn vinh nhà khảo cổ học M.Colani. Qua đó góp phần khẳng định giá trị các di tích khảo cổ tiêu biểu của nền VHHB tại tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu VHHB ở Việt Nam và trên thế giới. Mới đây, tin vui đến với tỉnh khi hang xóm Trại và mái đá làng Vành tại huyện Lạc Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Tỉnh tiếp tục nghiên cứu, đề xuất về việc lập hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa của nhân loại.

Chia sẻ với chúng tôi, Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á nhấn mạnh: Tỉnh Hòa Bình đã, đang được thừa hưởng tài sản quý giá của cha ông để lại là nền VHHB. Đây là nguồn tài nguyên di tích sâu và lâu, có giá trị khảo cổ học, tiền sử học, nhân loại học và ý nghĩa di sản nhân loại. Đây là cơ hội để tỉnh biến di sản thành tài sản nhằm khai thác tiềm năng, phát triển du lịch.

Việc tỉnh ban hành, triển khai đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền VHHB giai đoạn 2023 - 2030 có ý nghĩa quan trọng, nhằm tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Mường và nền VHHB, góp phần quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Hòa Bình, xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút du khách trong nước, quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

(Còn nữa)

Hương Lan


Các tin khác


Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 5 - Giúp đồng bào “tự miễn dịch” trước thông tin xấu độc

Từ năm 2011 đến nay, ở nước ta, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) đã xảy ra một số vụ việc rất nghiêm trọng. Gần đây là vào tháng 6/2023, gần 100 đối tượng chia thành 2 nhóm tấn công trụ sở xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, giết chết 9 cán bộ xã, cán bộ công an và người dân; đập phá tài sản nhà nước và công dân… hòng lật đổ chính quyền nhân dân để thành lập cái gọi là "nhà nước Đeega”.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 4 - Quan tâm trọng dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số

Thực tế hiện nay cho thấy phát triển KT-XH giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chưa đồng đều. Sự chênh lệch giàu - nghèo khá rõ nét giữa khu vực trung tâm, thuận lợi và các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện toàn tỉnh còn 59 xã diện đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đây cũng là "vùng lõm” về trình độ dân trí, thiếu hụt đội ngũ cán bộ (CB) chất lượng. Do đó, đầu tư cho phát triển giáo dục và đội ngũ CB người DTTS được tỉnh Hòa Bình xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài để phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị vùng DTTS nói chung, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 3 - Chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín (NCUT) là lực lượng quần chúng đặc biệt, đóng vai trò cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Họ được đồng bào tin tưởng, yêu mến và tôn vinh. Tiếng nói của NCUT có sức ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Do đó để thực hiện âm mưu chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch đang hướng đến NCUT để móc nối, lôi kéo. Phát huy vai trò của NCUT cũng như bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong vùng ĐBDTTS, tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm thực hiện tốt vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ NCUT trong vùng ĐBDTTS.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 2 - Cấp ủy, chính quyền đồng hành cùng đồng bào thoát nghèo

Cùng với sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định quan điểm cần "Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho ĐBDTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa”. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều giải pháp giúp ĐBDTTS khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường. Từng bước giúp bà con thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Từ đó, giúp người dân thêm yên tâm, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, hạn chế việc rời quê hương đi làm ăn xa.

Để đồng bào luôn tin Đảng: Bài 1 - Không thể phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số (DTTS) khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”. Người cũng nhấn mạnh,"Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Thực hiện phương châm chỉ đạo và lời dạy của Người, từ khi thành lập nước đến nay, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đồng bào các DTTS. 

Bà Rà - nơi chim về làm tổ

Cách đây 40 năm, trên con đường đi tìm nơi ở mới cho bà con bản Dao, những người như ông Triệu Lục Tín đã bắt gặp một thung lũng nhỏ ở Bà Rà. Thấy có đất sản xuất, nguồn nước dồi dào, đất đai phì nhiêu, hơn thế nữa, vùng đất này còn là nơi những cánh chim trời chọn làm tổ. Không suy nghĩ nhiều, những người đàn ông đã phát cây, cắm cọc, băng rừng trở lại quê hương bản quán đón vợ con về vùng đất này an cư, lập nghiệp. Từ một vùng đất hoang vu, đến nay, Bà Rà đã trở thành một bản làng trù phú, yên bình của xã Hùng Tiến, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục