Không có thành công nào dễ dàng, đặc biệt với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Hòa Bình. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, địa phương gặp nhiều thách thức từ cơ sở hạ tầng yếu kém, khó khăn trong thu hút đầu tư, đến rào cản về nhận thức.
Dự án đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Hòa Bình,
đang được đẩy nhanh tiến độ nhằm tăng cường kết nối vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều rào cản trên hành trình đổi mới
Cần thẳng thắn nhìn nhận, trước khi tái cơ cấu, Hoà Bình không phải điểm đến nổi bật trên bản đồ đầu tư, nhất là so với các tỉnh đồng bằng. Nguyên nhân một phần do môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh chưa thật sự thông thoáng, thủ tục hành chính còn phức tạp. Bên cạnh đó, việc quảng bá tiềm năng, mời gọi đầu tư trước đây chưa mạnh mẽ. Những hạn chế này khiến dòng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI đổ vào tỉnh còn khá khiêm tốn trong giai đoạn đầu triển khai tái cơ cấu.
Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hoà Bình dự kiến phát triển 16 khu công nghiệp (KCN), 38 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích trên 3.600 ha. Hiện, UBND tỉnh đã quyết định thành lập 5 KCN, trong đó 3 KCN đang hoạt động; quyết định thành lập 16 CCN. Việc triển khai xây dựng các khu, CCN đã đáp ứng được yêu cầu phát triển, tạo ra môi trường về mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư (NĐT) hạ tầng, các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong và ngoài địa phương, góp phần tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH. Dù vậy, trong quá trình phát triển và quản lý khu, CCN vẫn gặp một số vướng mắc, nhất là trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư… Hầu hết các khu, CCN không có quy hoạch hạ tầng xã hội như nhà ở công nhân, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí, gây khó khăn trong thu hút lao động.
Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình chia cắt, giao thông kết nối giữa các vùng trong tỉnh và kết nối tỉnh với trung tâm kinh tế (Hà Nội, vùng đồng bằng) chưa thuận lợi, gây khó khăn, nhất là trong vận chuyển hàng hoá, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Chưa kể đến nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu chưa được sử dụng điện lưới, thiếu ổn định, thiếu nước sản xuất... Ngay cả hạ tầng mềm như hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế, thương mại của tỉnh so với mặt bằng chung còn ở mức thấp, phần nào cản trở việc thu hút chuyên gia, lao động chất lượng cao đến làm việc và sinh sống lâu dài.
Là tỉnh miền núi với xuất phát điểm thấp, Hòa Bình gặp khó khăn về vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngân sách địa phương hạn hẹp khiến đầu tư hạ tầng, hỗ trợ DN còn hạn chế. "Đội ngũ DN của tỉnh tuy tăng nhanh về số lượng, song về quy mô, 98% là DN nhỏ và siêu nhỏ. Số DN lớn đầu tàu còn khiêm tốn, dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao”- ông Hà Trung Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho hay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Ban đầu, một bộ phận lao động nông thôn gặp khó khăn do thiếu kỹ năng và tác phong công nghiệp. Bên cạnh đó, theo đồng chí Hà Ngọc Tuấn, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh, không ít nông dân còn tâm lý e ngại khi áp dụng kỹ thuật mới, gia nhập hợp tác xã kiểu mới, do đã quen sản xuất nhỏ lẻ tự do. Sự thay đổi thói quen, nếp nghĩ, cách làm của người dân không thể diễn ra một sớm một chiều, đòi hỏi sự kiên trì tuyên truyền và những mô hình mẫu để thuyết phục…
Biến thách thức thành cơ hội phát triển
Mặc dù chồng chất khó khăn, tỉnh Hòa Bình đã không chùn bước. Trên cơ sở nhận diện rõ những hạn chế và nguyên nhân, lãnh đạo tỉnh đề ra các giải pháp mạnh mẽ để khắc phục. Trước hết, tỉnh đặc biệt coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút tối đa các nguồn lực xã hội. Tỉnh xác định rõ: DN phát triển thì tỉnh mới phát triển, do vậy, việc đồng hành cùng NĐT là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cải cách hành chính (PAR Index) của Hòa Bình những năm gần đây có bước tiến mạnh. Năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, Hòa Bình xếp thứ 8 cả nước về Chỉ số hài lòng của người dân và DN đối với sự phục vụ hành chính. Thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh được tinh giản tối đa: thủ tục đăng ký DN được giải quyết trong 1 ngày, thời gian cấp phép xây dựng chỉ còn trung bình 14 ngày… Tỉnh cũng thành lập Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Phi Long làm Trưởng ban. Định kỳ Ban Chỉ đạo họp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm. Những nỗ lực này đã tạo niềm tin cho DN, NĐT, thể hiện qua việc ngày càng nhiều dự án được đăng ký và triển khai tại Hòa Bình.
Song song đó, theo đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh, Hòa Bình ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hấp dẫn. Tỉnh áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập DN, tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực tỉnh ưu tiên hoặc đầu tư ở địa bàn khó khăn. Các NĐT vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, du lịch cộng đồng… được hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng, đào tạo lao động…
Định kỳ hàng năm, tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn, mời gọi các DN tiềm năng đến tìm hiểu cơ hội. Lãnh đạo tỉnh thực hiện phương châm "theo sát bước chân NĐT” - kịp thời gặp gỡ, đối thoại để lắng nghe và tháo gỡ vướng mắc. Chính nhờ những chính sách thân thiện, cởi mở này, Hòa Bình đã thu hút được nhiều dự án trước đây ít ai nghĩ tới, tạo nguồn lực mới cho phát triển.
Cùng với thu hút đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng được xem là khâu đột phá chiến lược của Hòa Bình. Tỉnh ưu tiên nguồn lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để nâng cấp hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng, viễn thông... Trong những năm gần đây, nhiều dự án giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai trên địa bàn. Tiêu biểu như Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; Dự án đường liên kết vùng; Dự án đường nối KCN bờ trái sông Đà - quốc lộ 6, tạo trục vận tải mới cho khu vực thành phố… Các tuyến đường tỉnh, đường liên huyện được nâng cấp mở rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông nội tỉnh.
Hạ tầng điện, nước, viễn thông… cũng được đầu tư mở rộng đến vùng sâu, vùng xa, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đến nay, 100% xã đã có điện lưới quốc gia, nhiều nhà máy nước sạch nông thôn đi vào hoạt động, tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 95%. Mạng internet cáp quang và 4G phủ sóng hầu khắp, tạo tiền đề cho chuyển đổi số nông thôn.
Ngoài ra, tỉnh đã ban hành đề án đào tạo nghề giai đoạn 2021-2025, ký kết hợp tác với các trường đại học, cao đẳng uy tín để đào tạo theo nhu cầu DN. Hàng nghìn lao động trẻ được hỗ trợ học nghề may, cơ khí, du lịch... sau đó làm việc tại các công ty ngay trong tỉnh. Về chuyển đổi số, Hòa Bình triển khai mạnh mẽ chính quyền điện tử, kinh tế số: dịch vụ công trực tuyến mức 4 đã bao phủ hầu hết thủ tục…
Nhờ các giải pháp quyết liệt và toàn diện, diện mạo môi trường đầu tư và hạ tầng của tỉnh đã cải thiện đáng kể. Hòa Bình dần trở thành điểm đến hấp dẫn hơn trong mắt các NĐT. Tính đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 735 dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 270 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 697 dự án đầu tư trong nước; 38 dự án FDI. Các NĐT bất động sản, du lịch bắt đầu tìm đến, nổi bật là Tập đoàn Sun Group. Những con số này phản ánh sự phát triển và thu hút đầu tư tích cực của tỉnh từ khi thực hiện tái cơ cấu.
Chính sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp Hòa Bình dần vượt qua trở ngại, biến thách thức thành cơ hội phát triển.
(Còn nữa)
Hải Yến
Hòa Bình có hai loại trống Đông Sơn: loại I Heger và loại II Heger. Trống Đông Sơn có khung niên đại từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên.
Trong thời kỳ tiền sử của Hòa Bình, nổi bật nhất và đặc trưng nhất là nền Văn hóa Hòa Bình (VHHB). Người Hòa Bình tự hào về lịch sử lâu đời của mình, là địa điểm đầu tiên được phát hiện và được mang tên của một nền văn hóa đặc trưng không chỉ cho riêng Việt Nam mà cho cả các nước Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc: VHHB. Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp M.Colani đã cho chúng ta biết đến một "Thời đại đá trong tỉnh Hòa Bình - Bắc Kỳ”. Đến ngày 30/1/1932, nền "VHHB” đã được Đại hội các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội thừa nhận.
Tiếng máy khoan vào đá vang vọng giữa đại ngàn Tây Bắc; tia lửa hàn chớp loé phản chiếu những gương mặt lấm tấm mồ hôi; chiếc xe ì ầm phun bê tông trên mạch đường vừa khai sinh… không khí lao động hối hả hiển hiện trên công trường Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu đoạn qua địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dưới lớp bụi đỏ cuộn lên trong nắng, các mũi thi công hoạt động không ngơi nghỉ, tiến độ được đẩy mức cao nhất. Vượt lên thử thách của địa hình khắc nghiệt, những cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường không chỉ mở đường cho xe chạy, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển bứt phá của cả vùng Tây Bắc.
Hòa Bình tạo dấu ấn đối với du khách gần xa cũng bởi sự đa dạng trong lối sống, sinh hoạt và bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (tổng số gần 90 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3% dân số; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, mỗi dân tộc thể hiện được bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình…
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tọa lạc trên đường Võ Văn Tần (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), chỉ cách Dinh Độc Lập khoảng 1,5 km. Nơi đây được thành lập ngày 4/9/1975, tức sau vài tháng so với mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc: Ngày 30/4/1975 - Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày đầu năm 2025, trong không khí cả nước tự hào hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức trưng bày chuyên đề "Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến”. Đến đây mới thấy thông điệp vì hòa bình in đậm trong từng chiếc huy hiệu, thấm đẫm trong từng câu chuyện lịch sử và làm sống lại nhiều ký ức về một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Những năm qua, bên cạnh tập trung phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình chú trọng việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) truyền thống các dân tộc, nhất là các di tích thuộc nền "Văn hóa Hòa Bình" gắn với phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn.