Ngày 12/4/1975, lực lượng vũ trang khu 8, khu 9 đã mở thông hành lang nối liền từ miền Đông Nam Bộ đến Đồng Tháp Mười, làm chủ các đoạn đường chiến lược quan trọng ở vùng giáp ranh để tạo điều kiện đưa thêm lực lượng, binh khí kỹ thuật vào áp sát Sài Gòn.




Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà. 

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng tiến công, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, chi khu Bình Minh, phân chi khu Đông Thành, diệt và bức rút 13 đồn, giải phóng một đoạn bờ Nam sông Hậu. Bộ đội địa phương Vĩnh Long tiêu diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an và phân chi khu Mỹ Thuận, bức rút 12 đồn bót. Quân giải phóng sử dụng pháo 105mm thu được của địch bắn vào chi khu Bình Minh, trường huấn luyện Cái Vồn, sân bay Trà Nóc, tiểu khu Phong Dinh, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ, Sở chỉ huy Quân khu 4 - Quân đoàn 4, nhà riêng Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật Nguyễn Khoa Nam.

Cùng với hoạt động của Binh đoàn cánh Tây Nam và lực lượng vũ trang Quân khu 8 trên đường số 4, các cuộc tiến công của Quân khu 9 trên mặt trận Cần Thơ và Vĩnh Trà đã góp phần giữ chân quân địch tại chỗ, từng bước cô lập đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Sài Gòn.

Cùng ngày, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ra Nghị quyết chuẩn bị ráo riết cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. 

Chiều 12/4/1975, trong buổi họp giữa Bộ Tư lệnh Chiến dịch cùng một số cán bộ cao cấp ở Sở Chỉ huy, có ý kiến đề nghị lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn. Đó là sự thể hiện lòng kính yêu vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với Bác, niềm tin và ý chí quyết thắng của quân dân cả nước và cũng là cách biểu thị tấm lòng của Bác đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, những người lúc nào cũng "ở trong tim” của Người. Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhất trí gửi một bức điện lên Bộ Chính trị xin được đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, chiến dịch quy mô lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử sâu xa nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh...  Đến 19h ngày 14/4/1975, Bức điện số 37/TK của Bộ Chính trị gửi đến mặt trận, toàn văn như sau: "Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh". 

Trong một diễn biến khác, để quyết tâm giữ Xuân Lộc, ngày 12/4/1975, địch vội vã đổ Lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn xuống ngã ba Tân Phong, các ngày sau đó bố trí lại đội hình trong thị xã và điều là đoàn 3 thủy quân lục chiến, Chiến đoàn 318 biệt động đến Trảng Bom, Chiến đoàn 322 biệt động ở Bầu Cá, Chiến đoàn 315 ở Bầu Hàn, điểm cao 122, Trung đoàn 8 thuộc đoàn 5 từ Lai Khê sang Bầu Cá.

Như vậy địch đã tập trung ở khu vực này 50% lực lượng bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết xe tăng, xe thiết giáp của Quân đoàn 1 cùng lực lượng tổng dự bị tương đương 1 sư đoàn. Không quân ở các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất được huy động trung bình 80 lần chiếc/ngày để chi viện trực tiếp cho các mũi phản kích. Địch còn sử dụng cả bom CBU, loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng để ngăn chặn ta tiến công.

Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Qua 3 ngày chiến đấu, tuy ta đã chiếm được một số mục tiêu, diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số bàn đạp quan trọng, nhưng ta chưa diệt gọn được 1 tiểu đoàn nào của chúng.

Xuất phát từ nhận định cơ bản: Xuân Lộc chỉ có giá trị khi được nối với Biên Hòa, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương lập thế trận mới, cô lập và cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, cắt đường số 1 chặn đánh địch từ Trảng Bom lên, đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa. Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tạm dừng tiến công vào thị xã, chỉ để lại một bộ phận nhỏ lực lượng giữ những khu vực đã chiếm và kiềm chế nghi binh địch, còn đại bộ phận lực lượng chuyển ra ngoài, tổ chức rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh để giải phóng Xuân Lộc.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Hòa Bình - vùng đất sử thi, địa chiến lược: Bài 2 - Vùng đất của sử thi và huyền thoại

Vùng đất, con người Hòa Bình đã gắn liền với lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. Vùng đất này còn được ví là miền đất của sử thi, huyền thoại với các trường ca "Đẻ đất, đẻ nước”, "Nàng Nga hai mối”, "Út Lót Hồ Liêu”, "Vườn hoa núi Cối”...

Hòa Bình - vùng đất sử thi, địa chiến lược: Bài 1 - Vùng đất đặc biệt

Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc và Việt Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Chỉ riêng những yếu tố đó đã biến Hòa Bình trở thành vùng đất địa chiến lược, một vùng đất đặc biệt...

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.

Hướng về nguồn cội

Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới có ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm. Ngoài ý nghĩa tâm linh, ngày lễ còn phản ánh bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, câu ca dao quen thuộc ấy đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân. Để rồi cứ đến ngày Giỗ Tổ, người dân Việt Nam ở khắp mọi miền, dù trong nước hay ở nước ngoài đều một lòng hướng về nguồn cội, để tưởng nhớ, thành kính, biết ơn Tổ tiên, ông bà và những người đã hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khơi dậy niềm tự hào và ý thức bảo tồn giá trị văn hóa trường tồn.

Hành trình của những người con Hòa Bình về đất Tổ

Mỗi dịp tháng Ba âm lịch, con dân đất Việt từ muôn phương lại tìm về vùng đất linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Trong dòng người ấy, chúng tôi - những người con của quê hương Hòa Bình, mang trong mình niềm tự hào và lòng thành kính sâu sắc đã hành hương về Đất Tổ, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 3 - Phát huy văn hóa Mường trong cuộc sống hôm nay

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc, mà còn phải đi đôi với loại bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển đời sống văn hóa mới, góp phần tạo dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục