Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới có ngày Quốc giỗ - Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm. Ngoài ý nghĩa tâm linh, ngày lễ còn phản ánh bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, câu ca dao quen thuộc ấy đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân. Để rồi cứ đến ngày Giỗ Tổ, người dân Việt Nam ở khắp mọi miền, dù trong nước hay ở nước ngoài đều một lòng hướng về nguồn cội, để tưởng nhớ, thành kính, biết ơn Tổ tiên, ông bà và những người đã hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khơi dậy niềm tự hào và ý thức bảo tồn giá trị văn hóa trường tồn.
Du khách trảy hội về Đền Hùng.
Những ngày cuối tháng 3, tại thành phố Sakai, Osaka (Nhật Bản), trong chương trình "Lễ hội văn hóa Việt Nam 2025” do Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tổ chức cùng với nhiều hoạt động văn hóa, thì tâm điểm của chương trình là xếp hình bản đồ Việt Nam và tái hiện Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây không phải là năm đầu tiên Lễ Giổ Tổ Hùng Vương được tổ chức mà chương trình này đã được duy trì nhiều năm nay vào đúng dịp 10/3 âm lịch. Phần lễ được thực hiện trọng thể, trang nghiêm, với đầy đủ các nghi thức đặc trưng như đọc Văn tế, dâng lễ vật, dâng hương... mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam. Phần Hội diễn ra sôi nổi với các tiết mục ca múa nhạc, trình diễn áo dài, trò chơi dân gian...
Là người con của Đất Tổ Vua Hùng hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, anh Phạm Thanh Hoàng - Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam tại Kyusyu chia sẻ: "Hội đồng hương Phú Thọ tại Nhật Bản hiện có khoảng 10 nghìn thành viên. Được tham gia chương trình, tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi đứng ở 1 đất nước xa lạ, được cất lời hát Quốc ca, được thấy hình ảnh bánh chưng, bánh giầy. Đây thực sự là dịp để những người con đất Việt tụ họp, là sợi dây gắn kết tình đồng bào xa xứ. Thông qua ngày Giỗ Quốc Tổ, bà con người Việt tại Osaka nói riêng và trên khắp nước Nhật Bản nói chung sẽ được gắn kết bền chặt hơn qua các hoạt động cộng đồng. Chương trình diễn ra không chỉ là nơi giao lưu mà còn là cơ hội kết nối, nhắc nhở nhau luôn nhớ về công dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, để con cháu dù có đi xa đến đâu cũng luôn nhớ về quê hương, cội nguồn”.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trong chương trình "Lễ hội văn hóa Việt Nam 2025” tại thành phố Sakai, Osaka (Nhật Bản).
Được biết, năm nay, cùng với các đại biểu Hội người Việt Nam vùng Kansai, Nhật Bản, anh Phạm Thanh Hoàng sẽ tham gia chương trình Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Hành trình trở về lần này của Hoàng mang nhiều cảm xúc, đó là cảm xúc của người con xa quê được trở về với nguồn cội.
Những ngày này, cộng đồng những người dân Phú Thọ ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đang gấp rút hoàn thiện nhà khách và lát gạch hơn 400m2 sân tại công trình đền thờ Vua Hùng. Ngôi đền được hoàn thành đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017 là ngôi nhà chung, là nơi gặp gỡ sinh hoạt của những người con Đất Tổ vào đây lập nghiệp. Ngôi đền được xây dựng từ sự đồng lòng, tinh thần đoàn kết của những người con xa quê. Với họ, hình bóng quê hương luôn hiện hữu, Đất Tổ cội nguồn luôn là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm cũng như truyền thống yêu thương, đùm bọc, sẻ chia. Lớp con cháu sau này, dù được sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên nhưng luôn được dạy dỗ, giáo dục về nguồn cội, về tổ tiên của mình trong những lần hội họp tại đền thờ Vua Hùng. Hàng năm, vào những ngày lễ, Tết, nhất là vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày gặp mặt không chỉ trong nội bộ Hội đồng hương Phú Thọ mà còn của tất cả bà con sinh sống trong và ngoài vùng. Chính quyền và nhân dân huyện Tuy Đức, xã Đắk Búk So đã duy trì tổ chức dâng hương tưởng nhớ công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước vào đúng ngày 10/3 âm lịch hàng năm.
Hoàn thiện các hạng mục tại khuôn viên Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Anh Chử Anh Chương chia sẻ: "Năm nào cùng vậy vào dịp Giỗ Tổ, dù công việc bận rộn đến đâu, mọi người cũng cố gắng thu xếp công việc để chuẩn bị cho các hoạt động được tổ chức vào dịp này. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, bà con chuẩn bị lễ vật dâng kính Tổ tiên, ngoài bánh chưng, bánh giầy, bánh tét còn có thêm đặc sản của quê hương Tuy Đức. Cùng với phần lễ, phần hội cũng được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết trong cộng đồng. Những năm trước do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên năm nay chúng tôi mới hoàn thiện được khu vực nhà khách làm nơi hội họp, gặp mặt bà con và khu vực sân được lát gạch để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao”.
Tháng Ba, trong dòng người trảy hội về Đền Hùng, cụ bà Ngô Thị Hựu khiến tôi chú ý. Năm nào cũng vậy, đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương bà Hựu đã 80 tuổi, quê ở xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đều cùng các bà, các cụ trong xã hành hương về thắp nén tâm nhang tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. "Năm nay sức khỏe không được như mấy năm trước, vừa đi vừa nghỉ, nhưng thấy mỗi bước lại khỏe hơn nên cả đoàn ai cũng phấn khởi. Xuất phát từ nhà 7h sáng, giờ các bà đã làm lễ xong chuẩn bị xuống Đền Giếng. Năm nay mới những ngày đầu tháng Ba mà hội đã đông vui tấp nập, ai cũng muốn được thắp nén hương trầm tưởng nhớ các Vua Hùng, để nhắc nhở về Tổ tiên, nguồn cội của mình”- bà Hựu chia sẻ.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, lan tỏa mạnh mẽ vượt qua biên giới quốc gia, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã và đang trở thành điểm tựa tâm linh, giá trị văn hóa truyền thống, sợi dây kết nối bền chặt con Lạc cháu Hồng cùng chung vai góp sức gìn giữ, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Theo Baophutho.vn
Văn hóa Mường là một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nhận thức rõ giá trị của di sản, trong nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) Mường, nhiều cá nhân đã đóng góp đáng kể. Từ lâu, những người đam mê văn hoá Mường đã thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, góp phần gìn giữ kho tàng DSVH đồ sộ vượt thời gian.
Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số lớn tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình. Văn hóa Mường Hòa Bình là kho tàng di sản phong phú, phản ánh bản sắc độc đáo của dân tộc Mường. Với hơn 63% dân số của tỉnh là người Mường, họ đã sản sinh và giữ gìn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, làm nên bản sắc riêng. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, thể hiện đời sống tinh thần phong phú cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại.
Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng. Đến nay, Hòa Bình có 41 di tích cấp quốc gia (14 di tích lịch sử văn hóa, 9 di tích lịch sử cách mạng, 18 di tích danh lam thắng cảnh) và trên 40 di tích cấp tỉnh.
Từ thông tin của người đi rừng, chính quyền địa phương, Đoàn khảo sát đã vượt núi, băng rừng để đến bên cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn, PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), đã khảo sát, đánh giá và phân tích tỉ mỉ quần thể cây chè cổ và đưa ra nhận định ban đầu: Đây là một giống chè Shan quý.
Theo những người đi rừng lâu năm, nơi đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có một quần thể cây được cho là chè cổ thụ với kích thước gốc lớn, tuổi đời ước tính vài trăm năm. Mỗi khi mùa hoa đến, đỉnh núi mờ sương Tam Đảo lại vàng rực màu hoa chè. Thông tin này đã thôi thúc chúng tôi - những phóng viên, biên tập viên của Báo Thái Nguyên vượt núi, băng rừng, tìm cách "vén màn" bí ẩn cây chè cổ…
Cách đây mấy năm, tỉnh Hòa Bình vẫn còn là cái tên khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch miền Bắc. Đến năm 2024, tỉnh đã đón khoảng 4,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 4.738 tỷ đồng, chiếm trên 31% GRDP. Không chỉ là con số, đó là dấu mốc cho thấy du lịch - dịch vụ đã trở thành một cỗ máy tăng trưởng mới của địa phương.