Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc và Việt Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Chỉ riêng những yếu tố đó đã biến Hòa Bình trở thành vùng đất địa chiến lược, một vùng đất đặc biệt...


Những nghiên cứu, phát hiện của các nhà khoa học tại di chỉ khảo cổ mái đá Phứng Quyền, xã Mai Hịch (Mai Châu) đã khẳng định Hòa Bình là địa bàn sinh sống của người Việt cổ cách đây khoảng 24 nghìn năm.

Trong cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với Giáo sư sử học Lê Văn Lan, ông nhiều lần nhắc lại và khẳng định: Hòa Bình là vùng đất đặc biệt trong lịch sử phát triển cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Bởi đây là một vùng đất sử thi huyền thoại, một miền văn hóa giàu bản sắc có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng...

Hòa Bình - "định danh” một nền văn hóa nổi tiếng thế giới

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cái tên Hòa Bình cũng là "định danh” cho một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hoá Hoà Bình” (VHHB) được xem là cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại "Đẻ đất đẻ nước”; là miền đất âm vang tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc dân tộc; là vùng đất chứa đựng kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái, Mông..., quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối”; những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn, tinh tế của một miền văn hoá giàu bản sắc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, người có nhiều gắn bó, nghiên cứu, phát hiện quan trọng trên vùng đất này, chia sẻ: Những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về lịch sử trong và ngoài nước trong 100 năm qua đều khẳng định, Hòa Bình là một trong những vùng đất có bề dày trầm tích khảo cổ học, lịch sử, văn hóa sâu đậm, giàu bản sắc. Điều này được cả thế giới chứng minh và công nhận bằng những phát hiện, nghiên cứu khảo cổ và định danh về một nền văn hóa riêng biệt - nền VHHB. Đến nay, sau gần 100 năm được thế giới công nhận (1932 - 2025), VHHB vẫn luôn là một nền văn hóa tiền sử độc đáo, đầy sức cuốn hút với nhiều thế hệ nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế.

Theo các kết quả nghiên cứu, niên đại của VHHB khoảng 18.000 năm kéo dài đến 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời Đồ đá cũ. Các di chỉ tìm thấy và khai quật ở tỉnh Hòa Bình có khung niên đại cách ngày nay từ 11.000 - 12.000 năm. VHHB được xác định là gạch nối giữa thời đại Đá cũ (Văn hóa Sơn Vi - Phú Thọ) và thời đại Đá mới (Văn hóa Bắc Sơn - Lạng Sơn). Ý nghĩa và tầm quan trọng của nền VHHB không chỉ minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người, mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, nhà khoa học trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, về phương thức kiếm sống, canh tác và tổ chức xã hội.

Tại Việt Nam hiện có trên 130 địa điểm thuộc nền VHHB, riêng tỉnh Hòa Bình có 72 di chỉ đã được phát hiện và nghiên cứu. Nền VHHB gắn liền với tên tuổi nữ tiến sĩ khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani (1866 - 1943). Ngay từ đầu, phát hiện tàn tích tiền sử dày đặc tại tỉnh Hòa Bình đã giúp bà Colani nhận ra sự tồn tại một nền văn hóa săn bắt, hái lượm chưa từng được biết đến và nghiên cứu. Với những nghiên cứu, phát hiện của mình, năm 1932, bà Colani chính thức công bố sự tồn tại một nền văn hóa tiền sử quan trọng của loài người, có tính phổ cập ở một vùng rộng lớn khắp vùng Bắc Đông Dương và ngoại vi - đó là nền VHHB. Đề xuất của bà được toàn thể hội nghị các nhà tiền sử Viễn Đông tán thưởng. Từ đó, thuật ngữ "Hoabinhien” (Hoabinhian) xuất hiện trên báo chí, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, từ điển... song hành với các nền văn hóa tiền sử nổi tiếng khác trên thế giới.

Cái nôi sinh sống của người Việt cổ

Theo Tiến sĩ Nguyễn Việt: Trong các di tích của nền VHHB tại Hòa Bình, hang xóm Trại thuộc xã Tân Lập (Lạc Sơn) được đánh giá là di tích quan trọng bậc nhất. Đây là di tích tiêu biểu cho nền VHHB ở Việt Nam và Đông Nam Á. Những phát hiện tại di chỉ khảo cổ đã khẳng định vùng đất Hòa Bình chính là cái nôi sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm. Điều này được thể hiện ở hệ thống hang động còn lưu giữ dấu vết cư trú của người Việt cổ xưa như hang Chổ (Lương Sơn), hang Ma (Tân Lạc)... Đặc biệt, phát hiện về lối mòn cổ cách đây 22 nghìn năm tại di chỉ khảo cổ hang xóm Trại là minh chứng chắc chắn về điều đó.

Theo các nhà nghiên cứu, hang xóm Trại là điểm cư trú lâu dài của người nguyên thuỷ trong VHHB. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, địa điểm này có niên đại cách ngày nay từ khoảng 22 nghìn đến 7 nghìn năm. Tầng văn hoá trong hang có độ dày trung bình lên tới 5m. Lối đi cổ được phát hiện ở ngách phía Bắc hang có niên đại khoảng 22 nghìn năm. Đây là lối đi đầu tiên của người nguyên thuỷ ra vào hang. Di chỉ khảo cổ này được phát hiện năm 1980, qua 8 lần điều tra, thám sát và khai quật, các nhà khoa học phát hiện khối tư liệu với hàng nghìnhiện vật, bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm, di vật đá... Trong di tích hang xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt đã tìm thấy một ngôi mộ nằm ở địa tầng có niên đại trên 17.000 năm. Cho đến nay, đây là di tích có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá cũng như công cụ xương với các di tích VHHB đã được khai quật. Qua nghiên cứu tổng thể hiện vật ở đây cho thấy, hang xóm Trại có thể là một minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa sơ khai của VHHB. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vỏ trấu và rất nhiều hoá thạch của vỏ ốc. Đây được coi là thức ăn thường dùng của người Việt cổ. Tiến sĩ Nguyễn Việt cho rằng, phải qua hàng chục nghìn năm mới tích tụ được lớp vỏ ốc dày như vậy.

Việc phát hiện các tầng văn hóa tại hang xóm Trại đã khẳng định đây là điển hình của nền VHHB không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn thuộc loại hiếm có trên thế giới. Đáng nói, cách thức ăn ốc mà người Việt cổ thường dùng đã được kế thừa đến ngày nay. Đồng bào Mường ở Hòa Bình hiện vẫn dùng cách chặt đuôi ốc để hút thịt. Sự kế thừa đó trong đời sống sinh hoạt của bà con như chứng tích cụ thể minh chứng cho lịch sử của người Việt cổ có nguồn gốc trên lãnh thổ Việt Nam... Ngoài di chỉ hang xóm Trại, mái đá làng Vành (xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), năm 2023, các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản đã nghiên cứu, có nhiều phát hiện quan trọng tại mái đá Phứng Quyền, xã Mai Hịch (Mai Châu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại nơi này cách đây khoảng 24 nghìn năm đã có dấu tích sinh sống của người Việt cổ. Những kết quả nghiên cứu này càng khẳng định chắc chắn về việc địa bàn Hòa Bình là cái nôi sinh sống của người Việt cổ.

(Còn nữa)


Mạnh Hùng


Các tin khác


Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 3 - Phát huy văn hóa Mường trong cuộc sống hôm nay

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực trong việc gìn giữ bản sắc, mà còn phải đi đôi với loại bỏ hủ tục lạc hậu, phát triển đời sống văn hóa mới, góp phần tạo dựng những giá trị bền vững cho cộng đồng dân tộc Mường ở Hòa Bình.

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 9 - Ẩm thực Hoà Bình - ấn tượng khó quên đối với du khách gần xa

Hòa Bình, cái nôi của nền "Văn hoá Hoà Bình” và cũng là điểm đến thú vị, hấp dẫn du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, con người chân chất, thân thiện, hiếu khách. Cùng với bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, Mông…, Hòa Bình còn được biết đến là "thủ phủ” của ẩm thực Tây Bắc với các món ăn lạ, độc đáo. Ở một góc độ nào đó, ẩm thực các dân tộc ở Hòa Bình đã được nâng lên tầm văn hóa ẩm thực. Tại các lễ hội, ngày Tết hay những ngày có ý nghĩa đối với dòng họ, thôn, bản, gia đình, các món ăn đặc sản được dịp biện lễ, tạo dấu ấn đối với du khách…

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 2 - Bảo tồn giá trị văn hóa Mường - khởi nguồn từ đam mê

Văn hóa Mường là một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nhận thức rõ giá trị của di sản, trong nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa (DSVH) Mường, nhiều cá nhân đã đóng góp đáng kể. Từ lâu, những người đam mê văn hoá Mường đã thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, góp phần gìn giữ kho tàng DSVH đồ sộ vượt thời gian.

Giữ gìn hồn cốt dân tộc Mường - hành trình tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại: Bài 1 - Về miền văn hóa Mường

Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số lớn tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình. Văn hóa Mường Hòa Bình là kho tàng di sản phong phú, phản ánh bản sắc độc đáo của dân tộc Mường. Với hơn 63% dân số của tỉnh là người Mường, họ đã sản sinh và giữ gìn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, làm nên bản sắc riêng. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, thể hiện đời sống tinh thần phong phú cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại.

Tỉnh Hòa Bình - nơi hội tụ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, bản sắc: Bài 8 - Di tích lịch sử và danh thắng Hòa Bình - “điểm tựa” cho du lịch văn hóa phát triển

Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng. Đến nay, Hòa Bình có 41 di tích cấp quốc gia (14 di tích lịch sử văn hóa, 9 di tích lịch sử cách mạng, 18 di tích danh lam thắng cảnh) và trên 40 di tích cấp tỉnh.

''Vén màn'' bí ẩn chè cổ núi Tam Đảo thuộc địa phận Thái Nguyên - Kỳ 2: Giống chè Shan quý

Từ thông tin của người đi rừng, chính quyền địa phương, Đoàn khảo sát đã vượt núi, băng rừng để đến bên cây chè cổ trên đỉnh núi Tam Đảo thuộc địa phận xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn, PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên), đã khảo sát, đánh giá và phân tích tỉ mỉ quần thể cây chè cổ và đưa ra nhận định ban đầu: Đây là một giống chè Shan quý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục