Dọc suốt các tỉnh từ Quảng Trị vào, người dân tưng bừng kỷ niệm ngày giải phóng

Dọc suốt các tỉnh từ Quảng Trị vào, người dân tưng bừng kỷ niệm ngày giải phóng

(HBĐT) - Tháng 3, tháng 4, thời tiết miền Trung, miền Nam nắng nóng bỏng rát. Nhưng ở những nơi chúng tôi đặt chân đến và đi qua từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đều náo nức kỷ niệm ngày chiến thắng cách đây 35 năm trước. Không có gì thú vị hơn khi được tham gia vào cuộc hành trình tiến về Sài Gòn trong niềm vui chiến thắng ở những vùng đất đi qua.

 

> Bài 1 - Xa miền gió lạnh  

> Bài 2 - Ghi ở nghĩa trang Trường Sơn

 

 

Quảng Ngãi là điểm dừng chân thứ 2 của đoàn sau khi rời Quảng Bình - nơi điểm đầu cả nước vào Nam. Chặng đường từ Quảng Bình vào Quảng Ngãi dài hơn 500 km qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng xưa là những chiến trường vô cùng ác liệt. Có những nơi mà chiến công của quân và nhân dân ta đã trở thành huyền thoại. Như trận chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Trước đó là chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam) của quân và dân ta đã mở ra một thời kỳ đấu tranh cách mạng mới.  ở Quảng Ngãi. Theo anh Ngọc Hải, Thư ký Toà soạn Báo Quảng Ngãi thì, trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Quảng Ngãi là một trong những chiến trường ác liệt. Nếu nói về thời kỳ chiến tranh không thể không nhắc đến đội du kích Ba Tơ và chiến thắng Vạn Tường. Tuy nhiê, phía sau chiến thắng, chúng ta cũng phải chứng kiến những nỗi đau tột cùng không thể quên đó là cuộc thảm sát tại làng Mỹ Lai năm 1968 mà lịch sử vẫn còn gọi đó là vụ thảm sát Sơn Mỹ, làm cho hàng trăm người chết thảm, xóa tên cả một làng.

 

Những cứ liệu lịch sử này, chúng tôi đã được Tổng biên tập Báo Quảng Ngãi Nguyễn Văn Sơn nguyên là một người lính tham gia chiến đấu trên vùng đất này cho biết thêm một vài điều mới mẻ. Anh bảo: Chiến thắng Vạn Tường là chiến thắng vang dội của quân và dân ta Quảng Ngãi trong cuộc chiến đấu giành lại độc lập, giải phóng dân tộc. Cùng với trận đánh ở Núi Thành (Quảng Nam) trận chiến đến Vạn Tường (Quảng Ngãi) là một trận đánh tạo ra bước ngoặt quan trọng trong đánh giá thế, lực, khả năng chiến đấu của quân và dân ta. Để có được chiến thắng lịch sử này, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) chủ lực của Quân khu 5 phối hợp với đại đội 21 bộ đội địa phương dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân. Quân và dân ta đã đánh bại cuộc càn quét có quy mô lớn nhất của địch tại thôn Vạn Tường,  huyện Bình Sơn với hơn 6.000 quân Mỹ, 2.000 quân nguỵ được yểm trợ của máy bay, xe tăng, xe bọc thép Tuy nhiên, sau một ngày chiến đấu, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến 900 lính Mỹ, phá huỷ 22 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay. Chiến thắng Vạn Tường đã góp phần làm phá sản hoàn toàn cuộc hành quân tìm diệt có quy mô lớn nhất của địch.

 

Khi chúng tôi đến Quảng Ngãi, tỉnh cũng vừa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng (24/3/1975 - 24/3/2010). Trên mỗi nẻo  đường vẫn còn rợp cờ hoa cho ngày chiến thắng. Trong những ngày này, không riêng gì Quảng Ngãi mà suốt dải miền Trung, nam Trung bộ và Nam bộ, nơi đâu cũng có nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm giải phóng quê mình.  Trải suốt chiều dài 21 năm kháng chiến, quân và dân Quảng Ngãi đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó có những chiến công mà cho đến nay lịch sử vẫn còn ghi dấu như chiến thắng Trà Bồng năm 1959, chiến thắng Ba Gia (5/1965), chiến thắng Vạn Tường (8/1965).  Với tinh thần thần tốc, quyết chiến, quyết thắng, ngày 18/3/1975, quân giải phóng đã hoàn toàn làm chủ ở một trong những tuyến phòng ngự vững chắc của địch ở vùng nam Trung bộ. Tiếp đà chiến thắng từ Quảng Ngãi, chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã giành thắng lợi, giải phóng các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận.

 

Đặc biệt là ở Ninh Thuận nơi được coi là lá chắn thép của địch trước cửa ngõ Sài Gòn. Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Ninh Thuận Mai Ty cho rằng, nếu không chọc thủng được phòng tuyến của địch tại Ninh Thuận, chúng ta sẽ không thể tiến vào dinh độc lập trong ngày 30/4/1975 được.

 

Xác định đây là một điểm chốt chặn mang tính chiến lược trong ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng, địch đã tập trung lực lượng mạnh ở Phan Rang với hàng chục nghìn binh lính thuộc các đơn vị bộ binh, biệt động quân, không quân cùng sự yểm trợ của khoảng 100 máy bay chiến đấu các loại; 1 tiểu đoàn và 2 đại đội pháo binh, 2 chi đoàn xe tăng và xe bọc thép, nhiều chiến hạm ngoài khơi luôn trong trạng thái sẵn sàng yểm trợ pháo hạm cho đất liền. Với một lực lượng mạnh được bố trí ở đây đã làm cho địch tin rằng Ninh Thuận trở thành phòng tuyến bất khả xâm phạm, đủ sức bẻ gãy mọi cuộc tấn công của quân giải phóng. Điều đó đã càng làm tăng thêm quyết tâm chọc thủng lá chắn thép này của ta. Với quyết tâm đó, ngay từ đấu tháng 3/1975, với nhiều cách đánh táo bạo, bất ngờ và sáng tạo, ta đã liên tục gây khó khăn cho địch. Cho đến 23 giờ ngày 16/4/1975, ta đã làm chủ hoàn toàn vùng đất cửa ngõ Sài Gòn này. Nhìn lại xác những chiếc xe tăng còn nằm lại trên bãi biển Ninh Chữ (Phan Rang - Tháp Chàm) sau 35 năm, chúng tôi và cả nhiều CCB Mỹ đến đây chắc hẳn cũng đều có cảm giác xót xa về một cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi cuộc sống của hàng vạn con người Việt Nam cùng hàng nghìn lính Mỹ. 

 

Sau 35 năm, vết thương chiến tranh đã được hàn gắn, ký ức về chiến tranh cũng đã nhạt phai. Những vùng đất xưa kia là chiến trường ác liệt đã hồi sinh mạnh mẽ. Sau chiến tranh, Quảng Ngãi đã huy động sức người, sức của tập trung khắc phục hậu quả, phát triển sản xuất. Đến nay, Quảng Ngãi đã trở thành thủ đô chế biến các sản phẩm hóa dầu của cả nước với nhà máy lọc dầu Dung Quất. Năm 2009, Quảng Ngãi vươn lên trở thành một trong 10 tỉnh, thành phố của cả nước có mức thu ngân sách cao với 4.258 tỷ đồng. Cùng với cả nước, Ninh Thuận cũng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong tương lai không xa, đây sẽ trở thành vùng trọng điểm phát triển công nghiệp điện với 2 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng cùng với một nhà máy nhiệt điện cũng đang bắt đầu được xây dựng.

 

Rời Quảng Ngãi, Ninh Thuận, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về phương Nam theo con đường mà cả dân tộc đã đi trong suốt 21 năm để đi đến chiến thắng ngày 30/4/1975. Phía trước là thành phố mang tên Bác.

 

Bài 4 - Ngày 30/4 ở thành phố Hồ Chí Minh

 

                                          Mạnh Hùng

Các tin khác


Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục