Đờn ca tài tử - nét đẹp văn hóa miền vườn ở Vĩnh Long

Đờn ca tài tử - nét đẹp văn hóa miền vườn ở Vĩnh Long

(HBĐT) - Nam Bộ là vùng đất đa văn hoá, đa dân tộc. Nhưng những sắc thái văn hoá, con người ở đây vẫn luôn nằm trong một tổng thể hài hoà và thống nhất. Chính điều đó đã tạo nên những sắc màu rất riêng cho vùng đất Nam Bộ vừa gần gũi, vừa thân thiện và thật đáng yêu. Nhờ vậy, con đường xuyên Việt qua miền Tây sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với chúng tôi là một chặng đường thú vị nhất...

 

> Bài 1 - Xa miền gió lạnh  

> Bài 2 - Ghi ở nghĩa trang Trường Sơn

> Bài 3 - Dọc đường chiến thắng 

> Bài 4 - Ngày 30/4 ở thành phố Hồ Chí Minh

 

 

Chuyến hành trình qua miền Tây ĐBSCL của chúng tôi trong những ngày tháng 4 lịch sử có lẽ mãi là một chuyến đi đáng nhớ. Theo những người bạn làm báo Đảng địa phương,  chỉ còn ít ngày nữa, cây cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long sẽ được khánh thành vào ngày 30/4, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất trong khu vực Đông Nam Á và cũng là công trình giao thông lớn nhất được xây dựng trên tuyến quốc lộ 1. Cách bến phà một sải mắt, cây cầu Cần Thơ mềm mại vắt ngang đôi bờ sông Hậu như bóng dừa thướt tha trong nắng, gió và giữa mênh mang sóng nước. Giữa sông nước miền Tây, chợt thấy một giọng Bắc trầm ấm như nuối tiếc của một người đàn ông có cái vẻ đường bệ trí thức: Có lẽ đây là lần cuối cùng qua phà trên sông Hậu. Chắc chắn là vậy, bởi mai kia có cầu chẳng mấy ai còn nhớ đến những chuyến phà chậm chạp rời bến Ninh Kiều sang bờ bên kia sông Hậu.

 

“Về miền Tây sông nước Cửu Long nếu chưa được nghe hát cải lương, đờn ca tài tử, chưa được nhắp môi ly rượu nồng giữa miệt vườn cây trái trĩu quả thì coi như chưa đến Nam Bộ”. Đôi lần đồng chí Đinh Văn ổn, TBT Báo Hoà Bình nói với anh em trong đoàn giới thiệu thêm về những sắc màu và cuộc sống như  “đặc sản” của vùng đất Nam Bộ. Với hành trình trên một chặng  đường quá dài qua miền sông nước về nơi đất Mũi, đã có lúc tôi thầm tiếc nuối  đành phải lỗi hẹn với những “đặc sản” đó để cho  lần sau trở lại.

 

Tuy nhiên, mong muốn được nghe những giai điệu cải lương, đờn ca tài tử vùng sông nước ĐBSCL của đoàn đã trở thành hiện thực khi dừng chân ở Vĩnh Long. Phó TBT Báo Vĩnh Long Nguyễn Hữu Khánh xởi lởi: Các anh cứ yên tâm! Sông nước Cửu Long quý người và mến khách nên những thứ đó không phải là khó. “Do địa thế và lịch sử hình thành với ba dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Trong đó, hình thức nghệ thuật cải lương, hát đơn ca tài tử là một trong những sắc màu văn hoá độc đáo ở Vĩnh Long nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung” - anh Khánh cho biết thêm.

 

Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực ĐBSCL nên có thể nói những sắc màu về văn hoá, đời sống của vùng ĐBSCL đều có thể dễ dàng tìm thấy ở đây. Vĩnh Long là tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.

 

Không chỉ có bề dày lịch sử, Vĩnh Long là một vùng đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những người con, chiến sỹ cách mạng kiên trung như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt... Ngoài ra, Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu công thần, đình Tân Giai, Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thành phố Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi là đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) và khu nhà bia tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng...

 

Trở lại với chuyến đi, chúng tôi đã được những người bạn ở Báo Vĩnh Long đưa đến thăm miệt vườn của gia đình ông Tám Hổ ở xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ. Tại đây, ngoài sự tiếp đón chân tình, nồng hậu với những đặc sản cây trái như bưởi, mít nghệ, nhãn tiêu, rượu đào tiên..., chúng tôi còn được nghe chính những người dân chân chất hiền lành cất lên tiếng đàn, lời ca trong trẻo giữa miệt vườn xanh mướt cây trái. Anh Hà Ngọc Trảng, phóng viên Báo Vĩnh Long nói khẽ: Nếu bây giờ đang là một đêm trăng, giữa một cuộc nhậu và nghe đờn  hát thì có lẽ chẳng có ai đủ can đảm để dứt tình mà đứng dậy bỏ dở cuộc vui. Còn chúng tôi cũng chẳng hiểu say rượu, say đàn hay say người, mến đất mà cứ liêu diêu theo lời hát trong trẻo, ngọt ngào. Nghe rồi lại thấy yêu, yêu con người, yêu vùng đất phương Nam. Cũng chẳng trách không ít những cô gái tuổi mười chín đôi mươi thuở trước dứt lòng bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông mải miết đi theo lời hát. Cũng chẳng có ai đếm được đã có bao nhiêu người đã nên vợ, nên chồng từ lời hát dịu dàng mà da diết của vùng đất phương Nam này.

 

“Đất Cù Lao không lo nghèo - lo khó, chỉ sợ thiếu nụ cười và mất niềm tin” - ông lão có chòm râu bạc như cước mà chúng tôi gặp khi vừa đặt những bước chân đầu tiên lên đất miệt vườn vừa vuốt râu, vừa nói với chúng tôi điều đó. Quả thực, trên vùng đất Nam Bộ, từ miền Tây cho đến tận nơi đất mũi cực nam của Tổ quốc, dù ở đâu, chúng tôi vẫn luôn gặp những nụ cười rạng rỡ, chân tình và thân thiện như một sắc màu của nhịp sống mới. Sông nước Nam Bộ! Nhất định chúng tôi sẽ quay trở lại. Quay lại để tiếp tục khám phá thêm những sắc màu mới, để được nghe giọng nói, tiếng cười và được chan hoà trong sóng nước phương Nam.

 

Bài 6: Thiêng liêng đất Mũi 

Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục