Nét đẹp văn hóa dân tộc Mường bên ngôi nhà sàn truyền thống

Nét đẹp văn hóa dân tộc Mường bên ngôi nhà sàn truyền thống

Bài II: Lưu giữ giá trị thực của mỗi nếp nhà!

(HBĐT) - Ngôi nhà sàn vừa thoáng mát, sạch sẽ, lại gần gũi với thiên nhiên; là sản phẩm văn hóa đặc trưng; là nơi lưu giữ giá trị truyền thống, giá trị cộng đồng, nuôi dưỡng trưởng thành của mỗi con người, của mỗi gia đình, dòng họ, dân tộc…. Đó là những giá trị to lớn mà mỗi người dân Hòa Bình cần chân trọng, lưu giữ.

 

Bài I: Nhà sàn - Sản phẩm văn hoá và thực tế “giã bản”

 

Những nỗi sót xa mất nhà!

      

Ông Bùi Văn Cương ở xã Kim Truy, huyện Kim Bôi ngồi thừ người trước cửa ngôi nhà xây giang giở mà nuối tiếc về ngôi nhà sàn cổ của các cụ ngày xưa để lại… Ngôi nhà sàn ấy ông đã bán cách đây 6 năm để mong làm được một ngôi nhà xây khang trang, “tân thời” hơn. Nhưng với số tiên 60 triệu bán nhà, ông chỉ mua được một chiếc xe máy "Tàu" và dựng được cái khung nhà gạch sơ sài, tạm bợ. Nhìn ngôi nhà mới còn bao bề bộn, chật chội, nhếch nhác và nóng nực, ông càng nối tiếc hơn về ngôi nhà sàn nhiều hơn tuổi của ông ngày xưa; ngôi nhà từng chứng kiến bao sự đổi thay, vui buồn của gia đình… Đặc biệt, ngôi nhà sàn ấy mỗi lần nhà có việc là quần tụ đủ con cháu, với hàng chục mâm cỗ có thể bầy trên nhà và mọi người ngồi ăn uống vui vẻ…

      

Gia đình ông Cương hay nhiều gia đình khác đã vỡ mộng mua xe đẹp, nhà mới từ việc bán nhà sàn. Nhiều gia đình còn không có sự chuẩn bị trước kỹ lưỡng, bán nhà xong là ăn tiêu, trả nợ loanh quanh hết sạch tiền. Vậy là họ đành phải chặt soan, tre, bương trong vườn nhà dựng lại ngôi nhà tranh ở tạm. Có gia đình thì bán nhà xong cũng xây được nhà xây đấy nhưng ở nhà xây cấp bốn mà chưa có nội thất đầy đủ, không có những vật dụng tiện nghi, nhà cửa không gọn gàng, ngăn nắp thì lại càng nhếch nhác và kém xa cuộc sống ở nhà sàn.

     

 Việc bán nhà còn gây cho nhiều gia đình tranh cãi nhau. Có gia đình bố kiên quyết bán, vợ con kiên quyết giữ đã sảy ra xô sát, đánh chửi nhau. Như gia đình ông S ở Toàn Sơn ( Đà Bắc), 2 cô con gái lớn thấy bố dẫn khách về xem nhà và đồng ý bán với giá 60 triệu đồng. Hai cô đã ra sức ngăn bố và bảo phải chờ mẹ về mới bàn, nhưng bố vẫn kiên quyết bán. Không còn cách nào khác, 2 cô vác dao ra dọa chém bố nếu bố bán nhà…

      

Điều đáng nói và xót xã hơn hết là việc bán nhà sàn của nhiều người dân đã vô tình “tiếp tay” cho những kẻ buôn gỗ, phá rừng lợi dụng việc vận chuyển nhà sàn để vận chuyển gỗ quý. Theo như cách của nhiều “cò” nhà sàn mách cho chúng tôi thì việc vận chuyển thêm vài khối gỗ về đóng phản, tủ, giường là đơn giản. Chỉ cần trong quá trình xin cấp phép bán nhà và bản kiểm kê cột, kèo, sàn, vách có nói đến đôi chỗ mối, mọt, hỏng hóc cần thay thế là có thể kê thêm “ gỗ hợp pháp” để vận chuyển thêm…

      

Đó là chưa kể đến việc “phường săn” nhà sàn đa số đều là đầu nậu gỗ lậu. Giờ đây, khi gỗ ở rừng đã khan hiếm và việc buôn bán, vận chuyển lại khó khăn hơn thì họ lại chuyển sang “ Săn nhà sàn”. Ông Q, chủ một cơ chế biến gỗ ở Tân Pheo nói: vận chuyển, chế biến gỗ từ nhà sàn không có luật nào bắt giữ. Cột, kèo nhà tốt toàn lim, táu mà tái chế lại làm cửa, tủ, tay vịn, cầu thang kiếm ối tiền…

      

Vậy là những ngôi nhà sàn đẹp, tốt cứ lần lượt nối đuôi nhau về phố để trang trí thêm cho thú chơi sang của nhiều ông chủ lắm tiền. Còn lại những bản làng xác sơ, lạc lõng và một cuộc sống cằn cỗi, nghèo nàn…

 

Cần bảo tồn nhà sàn trong chính ý thức của mỗi người dân

      

Ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng quản lý văn hóa, Sở VH-TT&DL cho biết: thực trạng buôn bán nhà sàn diễn ra ở tỉnh ta nhiều năm nay đã làm cho nhiều bản làng của các dân tộc Mường, Thái, Tày mất đi sự phong phú của văn hóa Hòa Bình. Sản phẩm văn hóa vật thể nhà sàn hay công, chiêng đều là những sản phẩm văn hóa cần sớm được lưu giữ, bảo tồn một cách nghiêm túc. Đề án về bảo tồn cồng, chiêng Hòa Bình đã được triển khai thực hiện và sắp tới, Đề án về bảo tồn nhà sàn cũng sẽ được lên kế hoạch thực hiên. Tuy nhiên theo ông Cao, để thực hiện được đề án này sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc kiểm kê lại số lượng nhà sàn, kiểu dáng kiến trúc, nêu vấn đề và giải pháp thực hiện; sự đồng thuận và vào cuộc của các cấp các ngành;  xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật hợp lý….

      

Quả thực là nếu ta chờ vào Đề án bảo tồn nhà sàn được thực thi thì số lượng nhà sàn mất như hiện nay thì trong nhiều năm nữa cũng khó để khôi phục lại được những làng, bản với những nếp nhà sàn đặc trưng của người Hòa Bình. (Trong khi Đề án còn chưa có nội dung cụ thể, chưa có một tổ chức nào đứng ra nhận thực hiện). Trao đổi với ông Cao thêm về vấn đề nay, ông cho biết: ở góc độ quản lý của ngành thì chỉ những ngôi nhà sàn trên 50 năm tuổi mới thuộc sự bảo tồn của ngành. Đây cũng là vấn đề khó cho việc xây dựng Đề án bảo tồn nhà sàn. Tuy nhiên hiện nay, ngành VH,TT&DL cũng đã can thiệp ở góc độ đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân nâng cao ý thức lưu giữ những nếp nhà; phát triển du lịch văn hóa để người dân thấy được giá trị thực của nếp nhà và tự hào với sản phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ngoài ra, ngành cũng đã xây dựng nhiều mô hình Nhà văn hóa bằng nhà sàn ( Có thể là nhà sàn truyền thống hay nhà sàn cách tân nhưng đều giữ được kiến trúc và sự ưu việt của ngôi nhà sàn)….

       

Để thực hiện được công tác lưu giữ những nếp nhà sàn và hạn chế được việc buôn bán nhà sàn tràn lan như hiện nay, chính quyền các địa phương cần nỗ lực hết mình trong cuộc vận động bà con không được rao bán nhà sàn; lãnh đạo các khu dân cư, làng, xã cần làm gương thực hiện trước; cần tuyên dương những tấm gương, những làng bản quyết tâm lưu giữ, hay có tâm huyết với công tác tuyên truyền, bảo tồn; cần có nhiều chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống bà con để bà con bớt đi khó khăn, bớt đi lý do bán nhà sàn…

 

 

 

                                                                                 Hồng Duyên

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục