Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.

Anh Nguyễn Văn Đại đã cùng hơn 100 lao động của Công ty LiLama10 từ Li-Bi về đến sân bay Tân Sơn Nhất đêm 26/2.

(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.

 

Tuy vậy, theo thông tin chúng tôi có được, hiện nay, trên địa bàn TPHB đã có 3 lao động trở về từ Li-bi. Cả 3 người đều là công nhân Công ty cổ phần lắp máy 10 (LILAMA10) làm việc tại Ly-bi. Sau hơn 1 tuần về đến nhà, câu chuyện của họ đọng lại là những khoảnh khắc hãi hùng những ngày còn ở bên xứ người trong tình trạng bất ổn gia tăng.  

 

Chuyện kể từ... Li-bi

           

May mắn hơn nhiều người còn đang mắc kẹt lại ở Li-bi và các nước thứ 3 trong nỗi lo lắng, hoang mang, về đến Việt Nam từ ngày 26/2 nhưng cho đến nay anh Nguyễn Văn Đại, ở tổ 11, phường Thịnh Lang (TPHB) vẫn chưa hết bàng hoàng. Không ai ngờ tình hình bạo loạn lại lan nhanh đến như vậy. Mới ngày hôm trước chúng tôi nghe các cuộc biểu tình trở thành bạo loạn ở Thủ đô Tripoli với hàng chục người chết thì hôm sau đã lan sang các thành phố lân cận và cả thành phố Missuzata nơi chúng tôi làm việc cách thủ đô Tripoli hơn 250km. Để trấn áp các cuộc biểu tình, nhiều trạm kiểm soát quân sự, chướng ngại vật trên đường phố. Tình hình an ninh bất ổn nên chúng tôi chẳng dám ra đường”, anh Đại bần thần nhớ lại. Anh Đại Là một trong 3 công nhân có gia đình sinh sống tại thành phố Hoà Bình trước đó đã có khoảng thời gian hơn 10 tháng làm việc sửa chữa tại nhà máy nhiệt điện Lisco thuộc thành phố Missuzata (Li-Bi). Anh Nguyễn Văn Đại cũng với anh Lương Văn Hà cũng chỉ mới trở lại Li-bi đầu tháng 12/2010. “Ngay sau khi tình trạng biểu tình, bạo loạn làm mất an ninh nghiêm trọng tại các thành phố lớn của Li-bi chúng tôi đã được di tản khỏi công trường từ ngày 22/2 sau đó được chuyển đến sân bay Tripoli. Trên đường đi chúng tôi bị ách lại bởi nhiều trạm gác của quân đội, cảnh sát và người dân địa phương. Tuy nhiên, khi biết là đoàn của người Việt Nam thì tất cả đều cho đi qua. Tại sân bay đập vào mắt chúng tôi là một quang cảnh vô cùng hỗn độn. Đến nơi mới biết hãng Qatar airline huỷ chuyến bay của đoàn do tình hình bất ổn gia tăng. Trước tình hình đó, Công ty đã phối hợp với phía đối tác thuê máy bay của hãng hàng không Ai Cập. Trong 2 ngày lưu lại ở Tripoli là quãng thời gian hết sức hãi hùng với những tiếng súng nổ, cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh giành. Hàng nghìn người chen chúc trong sân bay đã biến khu vực này trở nên vô cùng hỗn độn. Trong hoàn cảnh đó, thực phẩm và nước uống trở nên khan hiếm trầm trọng. Tình hình ngày càng nghiêm trọng, nếu cứ kẹt lại ở đây thì không biết lấy gì để sống”, anh Lương Văn Hà, ở tổ 21, phường Tân Thịnh nhớ lại những ngày khốn đốn ở xứ người. Sau 2 ngày bị kẹt tại sân bay Tripoli đến ngày 24/2, anh Đại, anh Hà cùng với hơn 100 công nhân Công ty LILAMA 10 được lên máy bay đến Dubai (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) ,rồi chuyển máy bay về thành phố Hồ Chí Minh, từ đó bay ra Hà Nội. Cuộc hành trình “chạy loạn” từ vùng chiến sự Li-bi của 3 anh Đạt kết thúc vào ngày 26/2 khi tất cả đã trở về nhà bình yên. 

 

Mừng - lo ngày đoàn tụ

 

“Những ngày anh ấy còn ở bên đấy không liên lạc được thường xuyên trong khi đó tình hình bất ổn tại Li-bi liên tục được đưa tin trên tivi làm mình đứng ngồi không yên, ruột gan lúc nào cũng nóng như lửa đốt. Có ngày nghe anh thông báo đang bị kẹt ở sân bay mà không liên lạc được thì lại càng sốt ruột. Đúng là khi nhìn thấy anh ấy đứng ngoài cửa thì mọi người trong nhà mới thở phào nhẹ nhõm”, chị Nguyễn Thị Lơ, vợ anh Nguyễn Văn Đại chia sẻ. Cảm thông với nỗi lo lắng của những người thân trong gia đình, anh Đại bảo: Trong những ngày ăn chực nằm chờ ở sân bay Tripoli cùng với cả vạn người trong tình trạng thiếu thốn đủ bề cùng sự hỗn loạn, bất ổn về an ninh, điện thoại cũng phải dùng dè sẻn vì không có chỗ sạc pin thì ai mà không lo lắng chứ. Còn anh Lương Văn Hà cho rằng: Nếu không có sự quan tâm phối hợp kịp thời giữa Công ty và phía đối tác thì có lẽ đến bây giờ chúng tôi cũng chẳng biết sẽ như thế nào nữa. Chưa biết là đã về được đến Việt Nam hay chưa và còn gặp những bất ổn gì. Về đến nhà rồi mới thấy mình may mắn biết bao.

 

Quả thực, so với hàng nghìn người lao động Việt Nam còn đang bị mắc kẹt ở Li-bi và các nước lân cận thì anh Đại, anh Hà, anh Đạt còn may mắn hơn nhiều. Bởi họ đã được bình yên trở về nhà. Những giây phút hoang mang, âu lo giờ đã ở lại phía sau. Với họ điều quan trọng là cuộc sống trước mắt. Chị Nguyễn Thị Thân, vợ anh Lương Văn Hà chia sẻ: Tôi về nghỉ mất sức từ hơn chục năm nay, cuộc sống của gia đình chỉ trông vào ông ấy. Thời gian ông ấy đi xuất khẩu lao động ở Li-bi về cuộc sống cũng cơ bản ổn định. Bây giờ về nước như thế này chưa biết sẽ như thế nào. Nếu Công ty không bố trí công việc mới ngay và có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì cuộc sống gia đình cũng không thể mãi dựa vào gánh hàng rau của tôi được.

 

Trở về từ vùng chiến sự, những người lao động như anh Đại, anh Hà và hơn 40 người lao động của tỉnh sang làm việc tại Li-bi theo các công ty xuất khẩu lao động lại đứng trước nỗi lo mưu sinh. Với những người như anh Đại, anh Hà thì có lẽ cuộc sống trước mắt không có nhiều điều phải lo. Nhưng với những người lao động nghèo trở về từ Li-bi thì trước mắt họ là những món nợ không nhỏ cho chuyến đi xuất ngoại. Thế nên, ngày về cũng là mừng đoàn tụ cùng với nỗi lo nợ nần.

 

                                                                                                

                                                                                     Mạnh Hùng

 

    

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục