Chiến trường Điện Biên Phủ với những công sự, hàng rào dây thép gai chằng chịt năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức của những người lính Điện Biên.

Chiến trường Điện Biên Phủ với những công sự, hàng rào dây thép gai chằng chịt năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức của những người lính Điện Biên.

(HBĐT) - 60 năm đã trôi qua nhưng lòng đất Điện Biên vẫn còn giữ lại máu xương của biết bao người con ưu tú. 60 năm sau vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của dân tộc về những những trận đánh cứ điểm Him Lam, Hồng Cúm, Đồi Độc lập, Đồi A1... trong 56 ngày đêm “mưa rừng cơm vắt, máu trộn bùn non” ấy để mở ra điệu xòe hoa như vẫn còn nối dài bất tận...

 

Đã hơn một lần, chúng tôi nghĩ mình là một người may mắn khi được về nơi chiến trường xưa - Điện Biên Phủ vào những thời khắc đặc biệt. Đó là thời điểm kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và mới đây là dịp trở lại Điện Biên Phủ khi cả nước đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Vẫn là những cảm xúc khác nhau nhưng lớn nhất vẫn là sự tự hào. Tự hào với chiến thắng của dân tộc làm “chấn động địa cầu”.

 

Điện Biên hôm nay đã đổi thay nhiều. Những con đường trở về chiến trường xưa đã phẳng lỳ trong mùa ban khoe sắc. Cánh đồng Mường Thanh trải ngút tầm mắt một màu xanh trù phú. Chiến địa năm xưa, giờ đã lùi sâu trong ký ức. Lần nào cũng vậy, về với Điện Biên Phủ, chúng tôi đều đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang đồi A1) và Nghĩa trang Độc Lập. Giữa mênh mông, hun hút tầm mắt nơi nghĩa trang đồi A1 và nghĩa trang Độc Lập chỉ có những bia mộ liệt sỹ vô danh và hoa ban trắng lại thấy sống dậy những ký ức hào hùng nơi chiến địa thủa trước của những chàng trai tuổi vừa mới đôi mươi hừng hực sức trẻ từ đến từ khắp các miền quê. Đến đây, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt lăn lặng lẽ trên đôi mắt già nua in dậm dấu vết thời gian; những dáng đứng nghiêm trang chào đồng đội của những người cựu binh già trong bộ quân phục cũ trên ngực áo vẫn còn lấp lánh huân, huy chương. Chia sẻ với chúng tôi, các cụ bảo: thời gian đã lùi xa 60 năm nhưng tôi vẫn không thể quên những khuôn mặt, nụ cười của đồng đội nằm xưa cùng chung một chiến hào, cùng chung một trận đánh, cùng nhau giành giật từng tấc đất ở những cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Mường Thanh... và sau những trận đánh, có những người đã mãi nằm lại với Điện Biên, với những mùa hoa ban khoe sắc đẹp như người con gái Thái nơi núi rừng Tây Bắc. Đó là những tháng năm đầy ý nghĩa ở mảnh đất này của những chàng trai là chiến sĩ Điện Biên năm xưa.

 

Giờ đây, những cái tên Độc Lập, đồi A1, Him Lam đã trở thành thân quen với những tên đường, tên phố nơi thành phố trẻ Điện Biên. Có được ngày hôm nay chính là nhờ sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú ấy. Dù 60 năm đã trôi qua nhưng chẳng ai có thể biết chính xác trong lòng đất Điện Biên còn giữ lại máu xương của bao nhiêu người con ưu tú. Chỉ biết rằng ở 3 nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Điện Biên Phủ là Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang Liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 đã có đến 3.902 liệt sĩ. Trong đó, nghĩa trang Độc Lập lớn nhất với 2.342 phần mộ, trong đó, số liệt sĩ đã biết tên không nhiều. Nghĩa trang đồi A1 có 664 phần mộ và nghĩa trang Him Lam có 896 phần mộ gần như trắng tên, trắng số. Như vậy, ở Điện Biên, các anh còn nằm lại trong hầm, hào hoặc rải rác đâu đó trên cánh đồng Mường Thanh dập dờn sóng lúa. Các anh đang được đất mẹ Điện Biên ôm trong lòng. Ngày nay, hoa ban vẫn nở trắng trời Tây Bắc như thủa những anh lính trẻ hành quân ra trận. Để rồi họ mãi mãi gửi lại tuổi thanh xuân khi Tây Bắc rực trời với mùa hoa ban đỏ.

 

60 năm trôi qua cũng là 60 mùa hoa ban nở sung mãn khắp trời Điện Biên và cũng là 60 mùa cho những điệu xòe hoa nối dài bất tận. Có đến những nghĩa trang liệt sĩ nơi miền biên viễn mới thấy giá trị của hòa bình, độc lập lớn lao đến nhường nào. Sự hy sinh ấy của các anh đã để lại cho dân tộc này, đất nước này một cuộc sống yên bình, không có tiếng đạn, bom. Nơi các anh yên nghỉ, chưa một ngày vắng bóng các thế hệ đi sau, bởi ai cũng luôn ghi nhớ, máu xương này là để cho Điện Biên hôm nay cùng cả nước xòe hoa chiến thắng.

 

Trong chiến thắng “chấn động địa cầu” cách đây vừa tròn 60 năm ấy, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã huy động, đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 3.000 dân công của tỉnh đã tham gia tu sửa, tôn cao, mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La), kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng hóa, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cung cấp cho mặt trận 39.517 kg thịt trâu, bò, 1.840 m3 gỗ, hàng vạn cây tre, bương... Từ những đóng góp đó đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 để đưa đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới.

                                                                              

 

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục