(HBĐT) - Xóm tôi có đủ các thành phần từ công, nông, trí, sĩ đều đoàn kết, thân thiện, chân thành giúp đỡ nhau khi cần. Ngày tôi mới chuyển về sống cũng có phần lạ lẫm bởi cuộc sống chẳng ai để ý đến ai. Đó là suy nghĩ của tôi bởi cuộc sống cứ êm đềm trôi. Rồi nhà chị H. đột nhiên xảy ra chuyện và khi đó tôi biết rằng tình làng, nghĩa xóm ở đâu cũng vậy, là sợi dây gắn kết con người với con người và sợi dây vô hình đó sẽ xuất hiện đúng thời điểm ta cần. Bởi vậy, ở đâu cũng có thứ tình cảm "bán anh em xa, mua láng giềng gần” để ta trân quý.


Trong xóm có hai hoàn cảnh đối nghịch mà tôi phải suy nghĩ và coi đó là tấm gương sáng cần phải học tập và cái gương tương phản cần phải tránh bởi xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy.

Gần nhà tôi có một chị chuyên đi thu gom sắt vụn. Chị chịu khó, lam lũ và khắc khổ. Ban ngày, chị đi mua đồng nát, giấy vụn, tối về lại sắp xếp, thu dọn đến 22, 23h mới nghỉ. Thoạt nhìn, tôi nghĩ chị gầy gò thế chắc ốm yếu lắm nhưng không, chị có sức khỏe dẻo dai khó ai sánh bằng. Hàng ngày, với chiếc xe đạp Thống Nhất cũ, chị đi cùng làng, cuối phố, gặp gì cũng mua, xong kẽo kẹt đạp về tập kết ở nhà rồi lại hối hả đạp xe đi. Cứ thế, ngày nào cũng diễn ra như vậy cho đến tối nhọ mặt người chị mới về.

Cơm nước xong, chị lại ngồi sắp xếp, đóng gói thành từng kiện hàng ngay ngắn theo đúng ý rồi mới nghỉ. Nhiều hôm tôi hỏi chị: "Làm thế này thì mỗi ngày chị ngả lưng được mấy tiếng”. Chị chỉ cười và nói "Cuộc sống còn khó khăn nên phải cố em ạ”. Nhưng "khó khăn” của gia đình chị thì ai cũng phải ước ao. Chị có hai cô con gái, cô chị làm bác sĩ bên thành phố đã xây dựng gia đình, còn cô em làm giảng viên một trường đại học. ở nhà hiện nay chỉ có hai vợ chồng già với hai dinh cơ gần nhau, một cái để ở còn một cái sửa sang gọn gàng để chứa hàng. Ai cũng bảo, nhìn chị lam lũ thế mà của cải thì chẳng ai bằng. Giàu con, giàu của. Con cái thành đạt là cha mẹ như có của để dành.

Nghịch cảnh với gia đình chị "đồng nhôm, giấy vụn” lại là gia đình nhà chị H. Trong cùng một xóm. Gia cảnh nhà chị H. cũng không mấy thuận lợi, bởi vậy anh chồng đi xuất khẩu lao động. Làm ăn được một thời gian, anh gửi tiền về cho chị xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang trên mảnh đất bố mẹ cho. Vậy là cũng mừng. Chồng đi làm nơi đất khách quê người, vợ ở nhà ngoài những lúc đi làm ở công ty, về nhà, chị vẫn đồng áng chăm chỉ. Con cái hai đứa (1 trai, 1 gái), anh đang học đại học, còn cô em đang học THPT, đứa nào cũng ngoan ngoãn. Nhìn vào cuộc sống gia đình chị H. ai cũng bảo sắp gặt hái được thành quả đến nơi rồi, chồng thì mới trở về đoàn viên sau bao năm "cày, cuốc” nơi xứ lạ.

Cuộc sống nếu cứ như vậy cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng lòng tham không đáy, chị H. không an phận với cuộc sống hiện tại, thấy thiên hạ hối hả làm giàu, phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, gia trại, trang trại, chị cũng nóng lòng muốn thể hiện mình. Chẳng biết làm ăn, buôn bán hay đa cấp, đa keo gì đó mà đùng một cái, cả xóm đổ xô đến nhà vợ chồng chị H. bởi dân xã hội đen thuê đầu gấu kéo đến đòi nợ. Chúng xông vào nhà làm ầm ĩ cả lên, đòi đập phá đồ đạc. Hàng xóm láng giềng rồi chính quyền xóm đến can thiệp chúng mới chịu đi. Cả xóm được phen hú hồn. Sau này mới vỡ lẽ, chả là chị H. muốn làm giàu nhanh chóng đã âm thầm lao vào "canh bạc” làm giàu nên vay nặng lãi mới ra nông nỗi ấy. Nghĩ thương anh chồng, đi làm ăn xa cứ ngỡ vợ ở nhà lo toan đảm đang, đến lúc này mới ngã ngửa ra vợ đã "để của đội nói ra đi” đôi tỷ. Vậy là ngôi nhà 3 tầng mặt đường mới khánh thành trước khi anh chồng về trở thành mây khói. Tình cảnh ấy biết kêu ai. Tính ngược tính xuôi, cuối cùng đánh phải bán nhà để trả nợ. Vợ chồng, con cái dắt díu nhau đi thuê nhà ở. Cuộc sống từ nay lại phải "quay về với cái máng lợn của ông lão đánh cá”. Chỉ tội cho anh chồng, bao năm trời lao động giờ lại trắng tay.

"Giàu xổi” thường đi đôi với mặt trái của xã hội đó là nạn cờ bạc, hụi họ, đa cấp, ma túy..., kéo theo sự khốn khó của bao cảnh đời. Cuộc sống đổi đời đâu chẳng thấy chỉ thấy hậu quả để lại thật lớn như nhà chị H. xóm tôi. âu cũng là cái giá phải trả cho những kẻ ham hố làm giàu bất chính, muốn "giàu xổi”.


Thúy Ngọc

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cỗ bàn... “mở rộng”!

(HBĐT) - Mới tang tảng sáng, bà Mây- quán nước đầu ngõ vừa mới bê cái bàn ra đã thấy "sịch” cái trước mặt. Anh Phán làm ở công ty X., ngày nghỉ đi đâu mà sớm thế…

Chuyện đầu làng - cuối phố: Sông có khúc, người có lúc...

(HBĐT) - Quán nước chè bà Mây mấy bữa nay lại đông khách đến ngồi vào những buổi chiều tối. Một phần mùa đông, nghĩ đến chén nước trà nóng hôi hổi bên những ông bạn chơi cờ, những nhà "bình luận” thể thao, xổ số… kể ra cũng thú. Nhưng mấy vị thích ẩm thực chè chén còn thích ngồi nữa bởi bà chủ quán nước dạo này ít nói hơn và ưu tư lạ… Vẫn là bà khởi xướng:

Lửa mùa đông

(HBĐT) - Ở lạnh mà cứ phải nhen được lửa lên bằng những mẩu gỗ nhom nhem bằng những chiếc lá bàng, bằng những tờ báo cũ cũng được, lửa làm bàn tay ấm dần. "Không có lửa làm sao có khói”, không có khói thì lam sao đôi mắt được cay xè nhớ về ký ức.

Mùa cúc họa mi

(HBĐT) - Vậy là cái lạnh đầu đông đã về, năm nay mùa đông về muộn hơn. Vẫn biết là sẽ về mà sao vẫn thấy nôn nao nhớ. Lặng lẽ tiễn hương sữa còn sót lại của mùa thu nồng nàn đầy nuối tiếc.

Nghĩ về người thầy với sự nghiệp trồng người

(HBĐT) - Người thầy, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người ai cũng có thầy, số lượng thầy phản ánh sự học của ta.

Vì bà con vùng mưa lũ...

Hơn nửa tháng nay, câu chuyện mưa lũ, sạt lở, chết người, nhà trôi luôn là chủ đề được bà con phố X. quan tâm. Câu chuyện bên bàn trà hay bên bàn bóng, sân dưỡng sinh, sàn "đăng - sing”… gì cũng quay lại chuyện thời sự: điểm A., điểm B. đã lấy được thi thể các nạn nhân hay chưa. Chú phóng viên trẻ kia bị lũ cuốn đã tìm được xác. Thương quá. Chính phủ đang làm các thủ tục truy tặng bằng khen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục