Ngày 9-9, tại khu vực sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian "Phá Trằm”.


                         Người dân đến với Lễ hội "Phá Trằm” từ sớm.

Đến với lễ hội "Phá Trằm”, mỗi người dân ở làng Trà Lộc đều mang theo bên mình một vật dụng dùng để bắt cá và cùng nhau đến Khu sinh thái Trà Lộc tham gia lễ hội "Phá Trằm”.

Lễ hội "Phá Trằm” có từ hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu. Nội quy bắt cá chỉ được bắt bằng nơm, lưới hoặc vợt và chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ để dành cho mùa sau. Khi bắt được cá lớn, người bắt cá phải hô lên thật to để động viên những người tham gia khác. Lễ hội thực sự là một chuyến săn cá đầy thú vị.

Anh Lê Phước, ở làng Trà Lộc (Hải Xuân), cho biết: "Tôi sống ở đây từ nhỏ đến lớn, năm nào cũng tham gia bắt cá cùng dân làng. Lễ hội thực sự rất có ý nghĩa đối với người dân sau vụ thu hoạch mùa màng. "Phá Trằm" vừa bắt được cá, vừa xả nước làm sạch lòng hồ chuẩn bị nước cho vụ mùa sau nên người dân rất vui vẻ, phấn chấn tham gia".

Khuôn viên Khu du lịch sinh thái Trà Lộc rộng hơn 10 ha. Lễ hội "Phá Trằm” với mục đích là ngày xả nước trong đầm để đón mùa mưa lũ mới, bên cạnh đó làm sạch môi trường trong khu sinh thái Trằm Trà Lộc.

Ông Cáp Hữu Hanh, Trưởng Ban quản lý Khu sinh thái Trằm Trà Lộc, cho biết: "Để phát triển lễ hội, hàng năm ban quản lý phối hợp với ban điều hành của làng tiếp tục duy trì lễ hội, với mục đích để cho những người con xa quê nhớ lại ngày hội "Phá Trằm" bắt cá của làng”.

Lễ hội "Phá Trằm” đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến với hệ sinh thái có vẻ đẹp hoang sơ, hệ động thực vật phong phú của Trằm Trà Lộc.

 

                                              TheoNhandan

Các tin khác

Lễ mừng thọ của người Tày thể hiện chữ hiếu của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Thầy mo làm lễ.

Nét đẹp tục chơi còn của người Thái Tây Bắc

(HBĐT) - Chơi còn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí lành mạnh, mà còn mang mầu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Độc đáo Lễ hội Chá Chiêng của người Thái

(HBĐT) - Lễ hội Chá Chiêng thường được tổ chức vào mùa xuân khi cây mạ đã xanh và hoa ban đã nở đẹp núi rừng. Cỗ bàn của lễ hội này gồm hàng vài ba chục mâm do chủ tế là thầy mo cùng các con nuôi là Lục mày đóng góp, bàn soạn.

Lễ hội cầu phúc Đình Cổi ở vùng đất Mường Vang

(HBĐT) - Vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, quanh co, chúng tôi tới vùng đất Mường Vang, huyện Lạc Sơn, vào những ngày đầu xuân Quý tỵ để được hòa mình vào lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường xưa.

Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình)

(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

Cơm Đe Mường Rậm

(HBĐT) - Hàng năm vào dịp trước Tết Nguyên đán, bà con Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tổ chức lễ cúng cơm Đe.

Mai Châu, xứ sở của những điệu xòe

(HBĐT) - Múa xòe là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển mạnh trong các lễ hội của người Thái Mai Châu. Ngoài những đặc điểm chung thì xòe Mai Châu có những nét độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của những điệu xòe duyên dáng, chắc khỏe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục