Lễ hội Thành Tuyên được
tổ chức từ ngày 29/09 đến ngày 4/10/2017, đúng vào dịp tỉnh Tuyên Quang đăng
cai tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất (29/09-30/09).
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo chiều nay (21/09) tại Hà Nội do
Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức.
Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn
hóa dân tộc (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Phó trưởng ban tổ chức Ngày hội
văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất cho biết:
"Ngày hội là hoạt động văn hóa thể thao du lịch nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là dịp để các
nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao trong thời kỳ mới của đất nước, tăng
cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam", bà Hải Nhung chia sẻ
thêm.
Cùng với các hoạt động
của Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc, Lễ hội Thành Tuyên năm nay bao gồm
các hoạt động trưng bày, giới thiệu nét ẩm thực đa dạng, phong phú của các dân
tộc tỉnh Tuyên Quang; trình diễn giới thiệu trang phục tín ngưỡng thờ mẫu
Tam phủ của người Việt; biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động "Vui đón Trung
thu”; các hoạt động thể thao như Giải quần vợt Tân Trào mở rộng; Giải bóng bàn
tỉnh Tuyên Quang; các hoạt động du lịch, tour tham quan các danh lam thắng
cảnh, di tích và điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, "Đêm hội Thành Tuyên”, hoạt động được đông đảo các cháu thiếu nhi và
du khách mong đợi nhất của Lễ hội Thành Tuyên sẽ được tổ chức vào ngày
30/09/2017 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang. "Đêm hội
Thành Tuyên” năm 2017 sẽ có trên 70 xe mô hình đèn Trung thu đẹp nhất, ý nghĩa
nhất được chọn lọc từ hàng trăm xe mô hình của thành phố Tuyên Quang cùng với
xe mô hình đại diện của các huyện tham gia theo lộ trình từ Quảng trường Nguyễn
Tất Thành đến các tuyến phố chính của thành phố Tuyên Quang.
Lễ hội là dịp để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về truyền
thống văn hóa, lịch sử, tiềm năng du lịch; hình ảnh đất và người Tuyên Quang -
"Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến" tới bạn bè trong nước và
quốc tế. Ông Trương Đức Tiến, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin thành phố Tuyên
Quang cho biết:
"Thứ nhất Lễ hội Thành Tuyên để duy trì truyền thống văn
hóa tốt đẹp của người dân thành phố Tuyên Quang. Thứ 2 chúng tôi xác định đây
là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc mình.
Thứ ba là mang ý nghĩa
tốt đẹp là có sự gắn kết trong cộng đồng khu dân cư hơn. Thứ 4 là mong ước tạo
dựng thành sản phẩm để phát triển du lịch cho địa phương".
Việc tổ chức Lễ hội
Thành Tuyên vào đúng dịp đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn
quốc lần thứ nhất tại Tuyên Quang khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong sát cánh, đồng hành cùng với các địa phương
trong cả nước thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, tôn vinh và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
(HBĐT) - Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.
(HBĐT) - Chơi còn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí lành mạnh, mà còn mang mầu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
(HBĐT) - Vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, quanh co, chúng tôi tới vùng đất Mường Vang, huyện Lạc Sơn, vào những ngày đầu xuân Quý tỵ để được hòa mình vào lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường xưa.
(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.
(HBĐT) - Hàng năm vào dịp trước Tết Nguyên đán, bà con Mường Rậm, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) tổ chức lễ cúng cơm Đe.