Đồng bào Chăm Ninh Thuận vui mừng đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong dịp lễ hội Katê năm 2017.


Các vị chức sắc đồng bào Chăm Ninh Thuận đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Katê được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 19.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Po Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm dưới sự chứng kiến của hàng ngàn người dân địa phương và du khách đến tham dự lễ hội Katê năm 2017 truyền thống của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức công bố và đón nhận bằng chứng nhận Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Katê là lễ hội đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa Chămpa, được đồng bào Chăm tổ chức mỗi năm một lần để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Katê diễn ra trong 3 ngày trên một không gian rộng lớn từ đền tháp lan tỏa về làng và đến mỗi gia đình của cộng đồng người Chăm.


Lễ rước y trang, một trong những nghi thức lễ hội Katê 

Ngày đầu tiên diễn ra lễ rước y trang của nữ thần xứ sở Po Ina Nagar tại đền Po Ina Nagar ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, H.Ninh Phước. Ngày thứ hai, lễ hội Katê diễn ra chính thức tại tháp Po Klong Garai, tháp Po Rome ở thôn Hậu Sanh và đền Po Ina Nagar ở xã Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước và kết thúc tại các thôn bản.

Trong những ngày này, tại các thôn bản đồng bào Chăm sinh sống nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng trống Ginăng báo hiệu mùa Katê rộn ràng vui tươi.

 

                                    TheoThanhnien

Các tin khác


Độc đáo lễ hội “Phá Trằm” ở Quảng Trị

Ngày 9-9, tại khu vực sinh thái Trằm Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân làng Trà Lộc tổ chức lễ hội dân gian "Phá Trằm”.

Độc đáo lễ hội mừng lúa mới của dân tộc K’ho

Lễ hội mừng lúa mới gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con K’ho Srê ở tỉnh Lâm Đồng từ bao đời nay.

Giáo sư Phan Huy Lê: “Phải bảo tồn bằng được lễ hội chọi trâu Đồ Sơn”

"Lễ hội chọi trâu đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, đã ăn sâu vào máu của người dân nên cần phải bảo tồn bằng mọi cách”, GS Lê cho biết.

Lễ mừng thọ của người Tày

(HBĐT) - Lễ mừng thọ của người Tày nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng và cầu cho ông bà, bố mẹ khỏe mạnh…

Mo Mường - đường tới di sản 
 

(HBĐT) - Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.

Nét đẹp tục chơi còn của người Thái Tây Bắc

(HBĐT) - Chơi còn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí lành mạnh, mà còn mang mầu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục