Một nghi thức trong lễ hội Xăng Khan ở huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Lễ hội
Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tùy theo đặc điểm của từng
vùng, miền. Lễ hội là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa
khỏi bệnh cho gia đình. Đây cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ,
kết duyên vợ chồng. Theo những bậc cao tuổi ở các bản làng đồng bào Thái, lễ
hội Xăng Khan có từ xa xưa. Thuở đó, "mặt đất còn như lá đa, bầu trời như nắp
con ốc, rừng núi như dấu chân con gà”, lễ hội Xăng Khan đã được các thầy mo
tổ chức. Vì mỗi ông mo được học một thầy khác nhau, mỗi bản, mỗi vùng có điều
kiện kinh tế, sinh hoạt khác nhau cho nên cách thức tổ chức lễ hội ở mỗi nơi
mỗi khác.
Trước
đây, Lễ hội Xăng Khan thường kéo dài từ hai đến ba ngày, nay chỉ tổ chức
trong một ngày đêm. Lễ vật gồm từ bảy đến mười vò rượu cần, hai con lợn, hai
con gà cùng cá nướng, trầu, cau… và vật không thể thiếu là cây boọc mạy (cây
hoa) được dựng ngay giữa nhà, là nơi để hành lễ. Cây boọc mạy làm từ cây tre
hoặc nứa già, cao
Mỗi lỗ
được treo những vật tượng trưng như: Chim, cá, ve sầu, rắn… làm từ ruột cây
sắn, cây tang trong rừng, được nhuộm các mầu xanh, đỏ, tím, vàng. Trên đỉnh
boọc mạy cắm cây ô hình vuông, được các thiếu nữ sử dụng khi các ông mo nhảy
Xăng Khan. Khi hành lễ, ông mo dẫn đầu, theo sau là những phụ nữ cầm ô cất
điệu hát và múa bên cây boọc mạy. Đây chính là lúc sôi nổi, náo nhiệt nhất.
Càng về khuya lễ hội càng nhộn nhịp với những trò diễn đầy thú vị...
Theo nghệ
nhân Vi Ngọc Châu, ở xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, các bài cúng lễ hội Xăng
Khan là những bài sử thi, trường ca, truyền thuyết bằng văn vần kể về thuở
khai lập bản mường, về những anh hùng dân tộc Thái, về thần linh, tổ tiên
trên Mường trời…
Lễ hội
Xăng Khan làm cho mối quan hệ xóm bản càng thêm bền chặt, nhất là văn hóa tâm
linh của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái ở Nghệ An nói
riêng.
|
(HBĐT) - Lễ mừng thọ của người Tày nhằm thể hiện tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng và cầu cho ông bà, bố mẹ khỏe mạnh…
(HBĐT) - Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Trên thực tế, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu.
(HBĐT) - Chơi còn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hoá của người Thái Tây Bắc. Đó không chỉ là môn thể thao giải trí lành mạnh, mà còn mang mầu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
(HBĐT) - Vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, quanh co, chúng tôi tới vùng đất Mường Vang, huyện Lạc Sơn, vào những ngày đầu xuân Quý tỵ để được hòa mình vào lễ hội Đình Cổi - nét văn hóa truyền thống của người Mường xưa.