Chỉ còn 16 ngày nữa là đến Giỗ tổ Hùng Vương. Dự kiến năm nay, lễ Giỗ tổ sẽ đón tới 8,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế về dự nên công tác chuẩn bị của ban tổ chức đang vô cùng gấp rút.

 

Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng mùa lễ hội năm 2017. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Chiều qua (ngày 4/4), tại thành phố Việt Trì, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan tới công tác chuẩn bị mùa lễ hội năm nay với báo chí.

- Xin ông cho biết những điểm mới của Lễ hội Đền Hùng năm nay?

Ông Hà Kế San: Với Lễ hội Đền Hùng, về cơ bản phần lễ sẽ được giữ nguyên. Điểm khác nằm ở phần hội sẽ được tổ chức các hoạt động rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung chính ở khu di tích Đền Hùng và trung tâm thành phố Việt Trì.

Trong đó, có những hoạt động lớn như chương trình về nguồn, lễ hội văn hóa dân gian đường phố không chỉ có Việt Trì mà còn có rất nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ sẽ cùng tham gia…

Năm nay, chúng tôi tổ chức các hoạt động như cuộc thi bơi chải mở rộng trên hồ Văn Lang; các hội thi nấu bánh chưng, bánh dày; hội trại và rất nhiều hoạt động khác… Các hoạt động này thu hút rất nhiều người đăng ký tham gia.

- Ở Việt Nam, đến lễ hội người dân thường lo lắng vấn nạn "chặt chém.” Xin ông cho biết, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo gì để kiểm soát giá trong mùa lễ hội Đền Hùng năm nay?

Ông Hà Kế San: Đây là vấn đề được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm. Chúng tôi đã có chỉ đạo các ngành, các cấp, thông tin tuyên truyền kiểm tra, xử lý và yêu cầu các dịch vụ giữ giá ổn định, không được có hành vi "chặt chém” du khách trong thời gian giỗ Tổ.

Trường hợp các cơ sở lưu trú buộc phải tăng giá thì không được vượt quá 30% giá thường ngày. Những trường hợp phát hiện sai phạm sẽ bị đưa lên truyền thông để khuyến cáo người dân không sử dụng dịch vụ đó. Năm nay Phú Thọ có thêm rất nhiều cơ sở lưu trú mới nên đây không phải vấn đề khó khăn.

Số điện thoại đường dây nóng chúng tôi cũng đã công khai trên cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ.

- Hàng triệu người dân sẽ đổ về Đền Hùng nói riêng và Phú Thọ nói chung dịp giỗ Tổ như vậy, công tác phân luồng giao thông sẽ được quan tâm ra sao để tránh tắc nghẽn cục bộ như những năm trước, thưa ông?

Ông Hà Kế San: Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh Phú Thọ. Trong chủ trương "năm không,” Phú Thọ xác định đầu tiên là chống ùn tắc giao thông. Chúng tôi sẽ thực hiện phân luồng từ xa, nhất là với phương tiện vận tải không đi về dự giỗ Tổ. Lực lượng cảnh sát sẽ hướng dẫn nhân dân điều tiết xe. Bãi trông giữ xe cũng được sắp xếp hợp lý hơn.

Theo kinh nghiệm nhiều năm tổ chức của chúng tôi, mặc dù lưu lượng xe đổ về lớn như vậy nhưng về cơ bản chúng tôi sẽ không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như khu di tích Đền Hùng.

Đến nay công tác chuẩn bị cơ bản đã theo kế hoạch, còn hoàn tất thì phải đến trước lễ hội khoảng 1 tuần chúng tôi mới hoàn tất được.

 

23 giờ ngày 5/4/2017, trong khu vực quảng trường Đền Hùng rất đông du khách đến vui chơi và tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)


- Với lượng người đổ về đông như vậy mà không phải ai cũng có ý thức giữ gìn môi trường chung, vậy ban tổ chức lễ hội năm nay sẽ xử lý vấn đề rác thải thế nào?

Ông Hà Kế San: Bạn nói đúng, khi lượng người quá đông thì chắc chắn sẽ đi kèm với lượng rác thải nhiều là điều dễ xảy ra. Do đó, chúng tôi đã yêu cầu ban quản lý Đền Hùng tập trung một lực lượng dọn vệ sinh môi trường hàng ngày.

Ngoài ra, mỗi ngày lực lượng thanh niên tình nguyện sẽ tham gia thu gom rác thải và chúng tôi sẽ cố gắng xử lý xong cơ bản tình hình rác thải trong khu vực di tích Đền Hùng hàng ngày.

- Trên khu di tích Đền Hùng hiện tôi vẫn thấy các hạng mục tu bổ đang còn dang dở và bừa bộn, thưa ông?

Ông Hà Kế San: Dự án tu bổ Đền Hùng sẽ còn kéo dài tới sau năm 2020, nhưng đến nay những công trình như các đền, chùa, các thiết chế trên Nghĩa Lĩnh và các đỉnh núi khác về cơ bản đã hoàn thành.

Chúng tôi đã chỉ đạo tất cả những công trình đó phải được thu gom cơ bản ổn định trước lễ hội khoảng 12 ngày, nhằm tạo môi trường phong quang, sạch sẽ, sẵn sàng đón đồng bào cả nước và đến sau lễ hội mới được làm tiếp.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông.
   

Ông Nguyễn Đắc Thủy (Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ):


"Chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều nội dung liên quan, trong đó có việc tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 6/4 âm lịch.

Hội trại văn hóa tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ được tổ chức để phục vụ cho đồng bào du khách cả nước, tạo không gian văn hóa đậm đặc dấu ấn thời đại Hùng Vương.

Chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho Liên hoan Hát Xoan và hát dân ca của 34 câu lạc bộ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo nên không gian văn hóa Hát Xoan đậm đặc tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa khác để trình diễn và diễn xướng các loại hình văn hóa dân gian của tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bên cạnh đó, năm nay còn có bốn tỉnh cùng tham gia "góp giỗ” với Phú Thọ, là Quảng Nam, Thái Nguyên, Bình Dương và Kiên Giang. Các tỉnh tham gia cũng sẽ đem các chương trình nghệ thuật đặc sắc của tỉnh mình đến phục vụ đồng bào về dự hội. Ví như, Quảng Nam sẽ đem nghệ thuật Bài Chòi ra trình diễn.

Chúng tôi đặt mục tiêu đón từ 8-8,5 triệu du khách."

 

                     TheoVietnamplus

Các tin khác


Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La ở Tuyên Quang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 28-3, tại khu di tích Đền Hạ, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, TP Tuyên Quang.

Nét văn hóa lễ hội xuân xứ Lạng

Cứ mỗi độ Xuân về, cộng đồng các dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông và Sán Chay sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn lại nô nức trảy hội. Theo thống kê, Lạng Sơn có hơn 340 lễ hội với quy mô khác nhau, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn hơn 100 lễ hội, trong đó lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), chiếm hơn 90%, còn lại là lễ hội tín ngưỡng và lễ hội di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình mang kịch múa Rôbăm ra đất bắc

Tính đến Tết Mậu Tuất 2018 này, gia đình nghệ nhân Sơn Đel và Lâm Thị Hương đã đón hai mùa xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Không chỉ mang lại hơi ấm cho không gian nhà Khmer, những nghệ nhân đến từ Sóc Trăng đã giới thiệu nghệ thuật kịch Rôbăm truyền thống của cha ông mình tới du khách.

Độc đáo Lễ hội Làm Chay

Tháng Giêng quy tụ rất nhiều lễ hội được người dân mong đợi nhất trong năm. Không ồn ào, hay nổi tiếng như các lễ hội khác, Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An hấp dẫn khách thập phương theo một cách rất riêng.

Lễ hội khai năm tạ ơn rừng của người Cơ-tu

Ngày 4-3, tại Làng sinh thái di sản Pơ-mu nguyên sinh ở xã Axan, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam), đã diễn ra Lễ hội khai năm tạ ơn rừng lần thứ nhất thu hút đông đảo cộng đồng dân tộc người Cơ-tu tham gia.

Khai hội đền Trần Thái Bình

Tối 28-2, đông đảo du khách thập phương đã tham dự khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục