Tối 12/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam tổ chức Lễ đón Tết cổ truyền Bun Pi May 2561 (tính theo Phật lịch) của nhân dân các bộ tộc Lào.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ buộc chỉ cổ tay. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Bày tỏ vui mừng đến dự Lễ đón mừng năm mới do Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ
chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam gửi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân
Lào anh em lời chúc mừng năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh Tết cổ truyền Bun Pi May năm 2018 diễn ra vào thời
điểm có ý nghĩa quan trọng. Trong năm qua, hai nước đã kỷ niệm 55 năm Ngày thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2017); kỷ niệm 40 năm Ngày ký
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017).
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước Lào,
nhân dân Lào tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc; an ninh, chính trị được giữ vững, kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng
trưởng ở mức cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được
cải thiện; vai trò, vị trí của Lào ngày càng được nâng lên ở khu vực và trên
trường quốc tế.
Phó Chủ tịch nước tin tưởng và chúc nhân dân các dân tộc Lào anh em tiếp tục
thu được thắng lợi to lớn hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
Đảng, Nhà nước Lào đề ra; góp phần xây dựng thành công đất nước Lào hòa bình, độc
lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.
Phó Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ luôn cùng Đảng,
Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em gìn giữ, vun đắp cho mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào ngày
càng bền chặt, hiệu quả, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
Thongsavanh Phomvihane bày tỏ vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước cũng như đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương của
Việt Nam tới chung vui, đón mừng năm mới cùng nhân dân Lào.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane cho biết năm 2017 - Năm đoàn kết hữu nghị Việt
Nam-Lào đã kết thúc thành công. Năm 2018 là cơ hội mới để hai nước tiếp tục xây
dựng, phát triển mối quan hệ đặc biệt hiếm có này. Đây cũng là năm có ý nghĩa
quan trọng đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, năm bản lề tiến hành thực
hiện Nghị quyết lần thứ 10 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, thực hiện chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 8 cũng như các chỉ tiêu mà Quốc hội
khóa 8 của Lào đề ra.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh những thành tựu mà nhân dân Lào đã đạt
được có một phần đóng góp to lớn từ sự hợp tác chân tình, sự giúp đỡ quý giá,
hiệu quả và ủng hộ hết mình của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam anh em; qua
đó thể hiện tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam, đã
được các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp, gìn giữ.
Hàng năm, giữa tháng Tư dương lịch, tức tháng 5 theo Phật lịch, người dân Lào
vui tươi, phấn khởi chuẩn bị đón Tết cổ truyền Bun Pi May, còn gọi là Bun Sổng
Kan hoặc Bun Hốt Nậm (Tết té nước). Thời gian này đánh dấu sự chuyển mùa, chuyển
năm... Người Lào cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người chúc
phúc cho nhau; mỗi gia đình thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cho những người cao
tuổi, người thân trong gia đình và tổ chức chúc mừng năm mới./.
TheoVietnamplus
Lễ hội Holi - Sắc màu Ấn Độ 2018 sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ, thứ sáu, ngày 30-3, tại Trung tâm văn hóa Ấn Độ, 63 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngày 28-3, tại khu di tích Đền Hạ, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Ỷ La, TP Tuyên Quang.
Cứ mỗi độ Xuân về, cộng đồng các dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông và Sán Chay sinh sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn lại nô nức trảy hội. Theo thống kê, Lạng Sơn có hơn 340 lễ hội với quy mô khác nhau, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn hơn 100 lễ hội, trong đó lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), chiếm hơn 90%, còn lại là lễ hội tín ngưỡng và lễ hội di tích lịch sử cách mạng.
Tính đến Tết Mậu Tuất 2018 này, gia đình nghệ nhân Sơn Đel và Lâm Thị Hương đã đón hai mùa xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Không chỉ mang lại hơi ấm cho không gian nhà Khmer, những nghệ nhân đến từ Sóc Trăng đã giới thiệu nghệ thuật kịch Rôbăm truyền thống của cha ông mình tới du khách.
Tháng Giêng quy tụ rất nhiều lễ hội được người dân mong đợi nhất trong năm. Không ồn ào, hay nổi tiếng như các lễ hội khác, Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An hấp dẫn khách thập phương theo một cách rất riêng.
Ngày 4-3, tại Làng sinh thái di sản Pơ-mu nguyên sinh ở xã Axan, huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam), đã diễn ra Lễ hội khai năm tạ ơn rừng lần thứ nhất thu hút đông đảo cộng đồng dân tộc người Cơ-tu tham gia.