(HBĐT) -Vì sức đề kháng kém nên tôi hay ốm vặt. Cũng vì thường xuyên gặp chứng đau đầu, chóng mặt, cảm gió… nên mấy năm gần đây, hễ thấy có triệu chứng là tôi tự tìm đến hiệu thuốc. Phần vì sợ cảnh chen chúc ở bệnh viện, phần vì thói quen mua thuốc về tự điều trị đã ăn sâu.

Bán trà - "buôn thất nghiệp, lãi quan viên"

(HBĐT) - Người ta vẫn nói vui với nhau là nghề bán trà góc phố, vỉa hè ví như nghề "buôn thất nghiệp, lãi quan viên" cũng có phần đúng. Vốn bỏ ra không nhiều, chỉ là đầu tư bàn ghế, mua đồ pha chế, bếp đun nước, chè, lá vối, các loại đồ ăn vặt như kẹo lạc, hướng dương, thuốc lá, thuốc lào... là có thể mở quán bán trà. Thứ đến là cần có điểm bán tốt, mát mẻ, cách pha trà, pha nước ngon để giữ chân khách là có thu nhập cả trăm nghìn đồng mỗi ngày.

U23 Việt Nam giàu kinh nghiệm hơn so với Thái Lan và Indonesia

So với hai đối thủ chính trong bảng K vòng loại U23 châu Á là Thái Lan và Indonesia, U23 Việt Nam được đánh giá cao hơn về mặt kinh nghiệm, nhờ các cầu thủ đã trải qua nhiều giải đấu căng thẳng hơn.

Đi lễ đầu năm

(HBĐT) -Mới mồng 6 Tết mà nhà bà M.M đã có "tiếng chì tiếng bấc”. Mọi khi, chỉ nghe tiếng bà M.M "quán triệt” chồng con thôi. Nay lại nghe tiếng người này, người kia… râm ran, trầm bổng… Hôm sau, cô con dâu cả mau miệng với bạn, thành ra cả xóm biết hết nội tình. Chung quy cũng chỉ liên quan đến chuyện hành lễ đầu năm của gia đình.

Thạch Sanh tân chuyện:
“Mua bệnh”

 

Thạch Sanh tân truyện:
“Tài sản di động”

 

Thạch Sanh tân truyện:
Lách luật

(HBĐT) - Chỉ vì Thạch Phò mã mắc hết lỗi nọ đến tội kia, cực chẳng đã Vua cha đành bút phê ra Quyết định buộc thôi việc. Đang “ăn trên, ngồi trốc”, đi đâu cũng tiền hô, hậu ủng giờ trở về nghề cũ Thạch Sanh đầy tiếc nuối, ân hận. Từ đấy, vì mưu sinh nên vẫn phải ngày đêm băng rừng, vượt suối để lo cái ăn, cái mặc.

Thạch Sanh tân truyện:
Quy ra “thóc”

 

Thạch Sanh tân truyện:
“Lì xì”

(HBĐT) - Năm hết, Tết đến, gia đình Thạch phò mã cùng con đàn, cháu đống dắt díu nhau tạm rời xa nhà tranh, vách đất nơi rừng xanh, núi đỏ để về đón một cái Tết đoàn viên bên vua cha. Những câu chuyện khóc giở, mếu giở cũng bắt đầu từ đấy.

Thạch Sanh tân truyện:
“Trồng cây gây rừng”

(HBĐT) - Sau thời gian tập tành kinh doanh “mua đắt, bán rẻ”, Thạch Sanh lại trở về với cuộc sống nông điền nơi rừng xanh, núi đỏ. Thương con, xót rể, vua cha đành phải sắp xếp cho phò mã một chức quan nhỏ trông coi việc nông nghiệp ở địa phương. Thời gian đầu, Thạch Sanh tỏ ra một ông quan mẫn cán lắm.

Thạch Sanh tân truyện:
“Gậy ông đập lưng ông”

(HBĐT) - Sau chuyến đi lên phố huyện mở mang đầu óc cùng anh Lý, tiền đã hẻo lại bị giao thông thổi phạt, lòng Thạch buồn lắm. Nhưng sẵn tư chất hơn người, Thạch phò mã nghĩ ngay tới mô hình kinh doanh làm đầu mối chuyên cung cấp chim trời, cá nước tự nhiên cho thị dân trên phố. Nghĩ là làm, đêm đó, Thạch bàn với Quỳnh Nga phu nhân mở đại lý chuyên cung cấp đặc sản miền sơn cước.

Thạch Sanh tân truyện:
"Bằng thật"

 

Thạch Sanh tân truyện:
“Dịch vụ trọn gói”

Sau những vụ bê bối, bị buộc thôi việc, Thạch Sanh phải trở về nghề cũ với bẫy, nỏ, cung, rìu khiến cuộc sống gia đình ngày càng thêm nheo nhóc, thiếu thốn. Vì quá thương con gái lam lũ và lũ cháu lít nhít, vua cha đành muối mặt xin cho Công chúa vào làm ở Bệnh viện Đa khoa vùng rừng xanh, núi đỏ. Sau một khóa đào tạo “cấp tốc”, Thạch phu nhân được điều về làm nữ hộ sinh tại Khoa sản.

Thạch Sanh tân truyện:
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Sau một loạt những vụ bê bối của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì quá thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Thạch Phò mã một chức quan nho nhỏ. Vậy là từ hôm ấy chàng tiều phu được giao chịu trách nhiệm làm Trưởng phòng vật tư, thiết bị ở bệnh viện nơi vùng rừng xanh, núi đỏ.

Thạch Sanh tân chuyện:
“Cờ bạc ngóng”

(HBĐT) - Chán nản với nghề cũ chàng tiều phu Thạch Sanh trèo đèo, lội suối “bữa đực, bữa cái”, thời gian chủ yếu là vắt vẻo trên chiếc trõng tre với chai rượu nút lá chuối và vài củ lạc cho qua ngày. Hôm ấy, đang nửa tỉnh, nửa mê chàng tiều phu bỗng nghe tiếng gõ cửa, ngỡ ngàng thấy mẹ con bà hàng xóm quà bánh khệ nệ bước vào. Chủ nhà chưa kịp rót nước, khách đã vồn vã: “Mẹ con tôi nghĩ mãi rồi mới quyết định sang nhờ vả chú. Dù sao chú cũng là phò mã lại từng công tác ở huyện nên quan hệ rộng. Sắp tới có đợt thi tuyển viên chức, chú chạy chọt lo giúp, chi phí hết bao nhiêu nhà tôi bán bò, trâu, lợn gửi chú”. Lúc đầu chàng tiều phu chối đây đẩy nhưng thấy mẹ con bà hàng xóm cứ năn nỉ, ỉ eo đành “tặc lưỡi” nhận lời.

Thạch Sanh tân truyện:
“Đa năng”

(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.

Thạch Sanh tân truyện:
Mô hình điểm

(HBĐT) - Sau một số vụ việc tai tiếng bị buộc thôi việc, để tránh phải nghe những “lời ong, tiếng ve” và cũng để kiếm kế sinh nhai, chàng tiều phu quyết định bìu ríu vợ con rời chốn phồn hoa về với nghề cũ. Nhưng thời buổi này, chim muông trong rừng cũng ngày một khan hiếm, cua, ốc, cá, tôm cũng ít dần vì ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nên quần quật suốt từ tờ mờ sáng đến chạng vạng tối Thạch Sanh không kiếm đủ cái ăn, cái mặc cho vợ con.

Nàng tiên mùa hạ

(HBĐT) - Tháng 6 về, trời trong xanh, nàng tiên mùa hạ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới. Từ trên cao giữa những đám mây trắng, mây hồng, nàng bay qua những cánh rừng già, đồi núi, con suối tuôn dòng nước dội xuống trắng xóa từ lưng chừng núi. Nàng tiên đội chiếc vương miện, tuôn mái tóc chảy dài, tha thướt, bộ xiêm y lộng lẫy, rực rỡ như được kết bằng những tia nắng và những màu sắc của hoa mùa hạ phượng hồng, bằng lăng tím…

Khám phá thác Bạc Long Cung

(HBĐT) - Đi từ Hà Nội đến thác Bạc Long Cung mất khoảng 2 giờ. Trên đường đi, bạn sẽ gặp nhiều cảnh đẹp của đồi núi, nếu đi vào sáng sớm bạn sẽ được ngắm nhìn những ngọn núi tuyệt đẹp được những đám mây trắng ôm vào mình. Cảnh tượng lãng mạn như đang lạc vào một cõi tiên.

Chuyện đời thường:
Không muốn thoát nghèo

(HBĐT) - Nhân ngày nghỉ lễ dài ngày, vợ chồng anh Tuyến cho cả nhà một chuyến “pích ních” về quê. Xuống xe, con đường về nhà khoảng 2 cây số đi bộ, bé Nguyên Anh không đi bộ quen nhõng nhẽo đòi bố đi tắc xi. Ghé vai cho Nguyên Anh ngự trên vai bố, vừa đi anh bảo với hai mẹ con:

Đánh yến - trò chơi dân gian của người Tây Bắc

(HBĐT) - Trong các lễ hội xuân đầu năm, người Mông Tây Bắc thường tổ chức những cuộc thi đánh yến.

Vùng đất của những người yêu nhau nhuộm răng cho nhau

(HBĐT) - Người dân tộc Mường vẫn lưu giữ cho mình tục nhuộm răng đen. Những thiếu nữ ngay từ khi 10 tuổi đã nhuộm răng và nhai trầu.

Kỷ niệm tháng bảy

(HBĐT) - Năm nay được mùa nhãn, cây nhãn nhà bà Lương thấp, tỏa cành trĩu quả. Những ngày tháng bảy này, bà Lương đi ra, đi vào, trong lòng bà xốn xang, bà quét dọn bàn thờ rồi nhấp nháy đôi mắt già nhìn lên di ảnh của ông. Một buổi sáng thứ bảy, bà gọi thằng cháu nội đích tôn lên 10 tuổi cùng bà ra vườn bẻ những cành nhãn, những quả nhãn tròn trĩnh, no nước. Bà bảo với cháu Thiện:

Quà nhà quê

(HBĐT) - Anh Trung và anh Thành là hai anh em ruột. Anh Trung ăn học đến nơi, đến chốn, tốt nghiệp xong đại học, anh công tác ở một cơ quan trên thành phố, vợ anh công tác ở một ngành kinh tế nên hai anh chị chắt chiu xây được ngôi nhà giá trị vài tỉ đồng. Anh Thành, sau khi học xong THPT đi lính nghĩa vụ về ở nhà làm ruộng, vợ là cô giáo mầm non nên nuôi được hai con ăn học đã là điều vất vả.