(HBĐT) - Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, anh Vũ Văn Sơn (sinh năm 1977), trú tại xóm Gò Lăng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã trở thành tấm gương tiêu biểu làm giàu từ mảnh đất quê hương.

 

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống đặc biệt khó khăn, bố mất sớm, Vũ Văn Sơn sớm trở thành trụ cột trong gia đình. Anh mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ làm thuê, làm mướn khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, thành phố Hà Nội… làm ăn vất vả nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Với khát vọng thoát nghèo, mang lại cho gia đình cuộc sống tốt hơn, từ số tiền và kinh nghiệm tích cóp được trong thời gian đi làm thuê, anh trở về quê hương Lạc Sơn và bắt đầu tự gây dựng cơ ngơi cho riêng mình.  

Anh Vũ Văn Sơn, xóm Gò Lăng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) chăm sóc  vườn ớt sắp cho thu hoạch.

Năm 1998, anh mở lò gạch thủ công, phát triển được 4 năm, anh chuyển sang sản xuất gạch bằng máy nhưng thu nhập không ổn định mà lại vất vả. Năm 2004, anh quyết định bỏ nghề làm gạch chuyển sang trồng màu. Trên diện tích 1 ha của gia đình, mùa nào thức ấy, anh trồng dưa hấu, bí xanh, củ đậu. Nhờ chăm sóc tốt nên sản lượng thu về cao, giá bán lại được, gia đình anh dần thoát nghèo, cuộc sống đầy đủ hơn.  

Mấy năm gần đây rộ lên mô hình trồng ớt, nhận thấy giống cây này  là xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và đem lại hiệu quả cao, anh Sơn mạnh dạn chuyển sang trồng ớt, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên. Trên diện tích 1 ha, anh đầu tư 50 triệu đồng vào cây giống, phân bón…, anh thử nghiệm khu gieo hạt giống ớt, khu trồng bằng bầu cây để so sánh năng suất và thời gian chăm sóc. Sau 3 tháng chăm sóc, anh thu về lứa ớt đầu tiên cho năng suất tốt. Anh tự chở đi bán ở các tỉnh như chợ đầu mối ở Thái Bình, giá bán có lúc cao nhất đạt 70.000 đồng /kg, thu về 300 triệu đồng /ha.  

Theo anh Sơn, giống ớt có nhiều bệnh, lúc mới làm chưa nắm bắt hết được kỹ thuật cũng như cách phòng tránh sâu bệnh nên ban đầu gặp nhiều khó khăn. Bệnh hay gặp ở cây ớt là bệnh héo lá, gây hại nặng cho cây. Vì vậy, anh phải ra thăm ruộng thường xuyên để tiêu hủy những cây bệnh. Ngoài ra bón thêm phân NPK để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Kinh nghiệm chăm sóc ớt anh học hỏi từ bà con xung quanh và tỉnh bạn. Anh còn tìm hiểu qua internet cách chăm sóc và phòng tránh cây cho cây khỏi sâu bệnh... Dự tính sang năm, anh thuê thêm 1 ha đất, mở rộng mô hình trồng ớt hiện nay.  

Vào mỗi vụ thu hoạch, anh thuê thêm nhân công, chủ yếu là bà con trong xóm, tạo việc làm cho hơn 10 người. Ngoài ra, anh còn chia sẻ kinh nghiệm trồng ớt với người dân xung quanh. Nhân rộng và phát triển mô hình trồng ớt khắp xóm Cò Lăng góp phần đưa xóm trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về phát triển kinh tế ở xã Tân Mỹ.  

Anh còn là một trong những thành viên của Hội Thanh niên lập nghiệp xã Tân Mỹ. Từ những thành quả đó, anh được Hội Nông dân tỉnh trao tặng bằng khen “có thành thích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh, giai đoạn 2010-2015”.

                                                                      Đồng Hương

 

Các tin khác


Đảng viên trẻ làm giàu từ trồng trọt, chăn nuôi

(HBĐT) - Sinh năm 1984, là chủ trang trại chuối tiêu hồng lớn nhất, nhì xã Yên Trị (Yên Thủy), đảng viên trẻ Bùi Huy Chương là tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Người cán bộ kiểm tra tâm huyết với nghề

(HBĐT) - Thoáng đầu, nghe giọng nói trầm ấm, nhẹ nhàng và truyền cảm, ít ai nghĩ anh là một cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Đảng. Song, ẩn chứa bên trong là con người bản lĩnh, nghiêm khắc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cương quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng - anh là Bạch Duy An (ảnh), UVTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Kim Bôi.

Trại bồ câu Gia Lộc

(HBĐT) - Nằm bên trục tỉnh lộ đoạn qua phố Re, xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) là trại nuôi chim bồ câu có tên gọi Gia Lộc do anh Phạm Văn Minh làm chủ. Tính đến thời điểm này, đây là địa chỉ trại nuôi chim bồ câu có quy mô lớn nhất, nhì trong tỉnh với việc duy trì thường xuyên số lượng nuôi khoảng 150 cặp chim thịt, 250 – 300 đôi chim bố mẹ.

Tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được ngành GD&ĐT tỉnh thực hiện nhiều năm qua. Từ CVĐ này, nhiều thầy, cô giáo đã vượt lên chính mình để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo, góp phần không nhỏ vào những thành tích chung của mỗi nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục của địa phương nói chung.

Hội viên nông dân tiêu biểu trong xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, bằng sự năng động, sáng tạo, hội viên nông dân Bùi Văn Long, xóm Chiềng 5, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều hội viên nông dân xã Vĩnh Đồng phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Làm giàu từ may trang phục dân tộc

(HBĐT) - Cần cù, chịu khó, sáng tạo trong công việc, chị Phùng Thị Nguyên, thôn Yên Xá, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã khởi nghiệp thành công từ mở cơ sở may trang phục truyền thống và nuôi gà thịt. Chị trở thành tấm gương sáng trong phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, được nhận bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục