(HBĐT) - Cần cù, chịu khó, sáng tạo trong công việc, chị Phùng Thị Nguyên, thôn Yên Xá, xã Yên Trị (Yên Thủy) đã khởi nghiệp thành công từ mở cơ sở may trang phục truyền thống và nuôi gà thịt. Chị trở thành tấm gương sáng trong phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, được nhận bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
Chị Nguyên chia sẻ: Từ khi xây dựng gia đình, cuộc sống của hai vợ chồng vô cùng khó khăn, việc làm, thu nhập không ổn định. Nhiều năm tôi đạp xe từ Yên Trị sang xã Vũ Lâm và các chợ vùng cao huyện Lạc Sơn để bán quần áo. Vất vả bươn trải, vợ chồng mới tích góp mua được xe máy để đi chợ bán quần áo và bán vải cho bà con may trang phục dân tộc.
Chị Phùng Thị Nguyên (đứng giữa) cùng chị em công nhân trong xưởng may của gia đình.
Có lẽ cũng là cơ duyên, từ những ngày tháng vất vả ngược xuôi, chị Nguyên nhận thấy nhu cầu may trang phục dân tộc của bà con rất cao. Đặc biệt, phong trào giữ gìn, phát huy, sử dụng trang phục dân tộc trong các dịp lễ hội đang được khuyến khích, mở rộng. Sẵn có nghề may và phải thay đổi cách làm ăn, chị Nguyên bắt tay vào may thử trang phục dân tộc. Lúc đầu may chưa đẹp nhưng chị kiên trì học hỏi, lắng nghe góp ý của mọi người. Những bộ trang phục lúc đầu bán với giá rẻ để giới thiệu sản phẩm. Năm 2010, chị quyết định mở xưởng may trang phục dân tộc. Với số vốn ban đầu không nhiều, chị đầu tư mua được 5 máy và nhận gia công cho các cửa hàng ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình.
Thành công đã không phụ người kiên trì, ham học hỏi, những sản phẩm may của chị - những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc đã được người dân, khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Cùng với sự nhanh nhẹn, nhạy bén nắm bắt thị trường và tạo uy tín với khách hàng, cơ sở may của chị Nguyên đã nhận được nhiều mối đặt hàng với số lượng lớn không chỉ trong huyện Yên Thủy, Lạc Sơn và các huyện trong tỉnh mà cả các tỉnh: Thanh Hóa, Sơn La. Hiện, xưởng may trang phục dân tộc của gia đình chị thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động nữ, trong đó có 1 lao động là người khuyết tật. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng đều được mở rộng, đầu tư thêm. Đến nay, diện tích nhà xưởng tăng lên 500 m2 với 20 máy may, 5 máy vắt sổ và một số công cụ thiết bị phục vụ khác. Các sản phẩm cơ sở may của gia đình chị nhận làm cũng đa dạng hơn như: sản phẩm may trang trí phông rạp cưới hỏi, hội nghị… Mỗi ngày cơ sở xuất hàng nghìn sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động từ 3 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyên chia sẻ thêm: Từ năm 2016 về trước, ngoài việc quản lý xưởng may, gia đình còn đầu tư chăn nuôi 4,5 - 5 tấn gà thịt, tổng doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/năm. Năm 2017, gia đình tôi tiếp tục mở rộng nhà xưởng để phục vụ hiệu quả hơn cho cơ sở may nên tạm dừng việc nuôi gà.
Không chỉ chăm chỉ, sáng tạo, quyết đoán trong sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, chị Nguyên còn là hội viên phụ nữ tích cực, thường xuyên vận động, hỗ trợ chị em trong vùng phát triển kinh tế, tham gia công tác Hội nhiệt tình. Gia đình nhiều năm liên tục đạt gia đình văn hoá. Năm 2015, chị được T.ư Hội LHPN Việt
Hồng Duyên
(HBĐT) - Duy trì 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3, xã Đông Phong (Cao Phong) đã và đang có những cách làm hiệu quả trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Đóng góp vào thành công đó không thể không nhắc tới công lao của nữ cán bộ chuyên trách dân số Bùi Thị Thu Hà.
(HBĐT) - Diệp Xuân Linh là sinh viên năm cuối của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa công nghệ sinh học. Tháng 8/2014, anh vinh dự là 1 trong 20 sinh viên tiêu biểu của trường được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Israel, quốc gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Đỗ Thị Dung ở thôn Đồng Tiến (xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) vào những ngày giáp Tết. Đưa chúng tôi đi thăm vườn, chị Dung chia sẻ: “Bén duyên với nghề trồng hoa đã được 10 năm.
(HBĐT) - Một cán bộ cởi mở, thân thiện là những gì mà người dân ở xã Gia Mô (Tân Lạc) giới thiệu về đồng chí Bùi Văn Bự (ảnh), Chủ tịch UB MTTQ xã.
(HBĐT) - Hơn 10 năm gây dựng, từ một nông dân lo ăn từng bữa, ông Nguyễn Duy Lành, thôn Chùa Bột, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã trở thành triệu phú nông dân với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. ông là người duy nhất của tỉnh tham dự hội nghị tổng kết ngành thi đua - khen thưởng T.ư về nỗ lực làm giàu của mình.
(HBĐT) - Cùng đoàn công tác xã Quy Hậu (Tân Lạc) đến thăm mô hình kinh tế VAC của gia đình CCB Tô Văn Đận, xóm Tân An, xã Quy Hậu đã khiến chúng tôi bất ngờ. 4 ha đất đồi với đủ các loại cây trồng từ rau, màu đến cây ăn quả… đã đem lại thu nhập cho gia đình khoảng 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động.