(HBĐT) - Nằm bên trục tỉnh lộ đoạn qua phố Re, xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) là trại nuôi chim bồ câu có tên gọi Gia Lộc do anh Phạm Văn Minh làm chủ. Tính đến thời điểm này, đây là địa chỉ trại nuôi chim bồ câu có quy mô lớn nhất, nhì trong tỉnh với việc duy trì thường xuyên số lượng nuôi khoảng 150 cặp chim thịt, 250 – 300 đôi chim bố mẹ.
Chúng tôi đến gia trại của anh Minh để “mục sở thị” cơ sở nuôi chim bồ câu mà đến giờ vẫn chưa mấy nơi xây dựng được quy mô tầm cỡ thế này. Diện tích chuồng trại được anh quy hoạch khoảng chừng 200 m2 gồm 100 m2 khu nuôi nhốt cá thể, còn lại là khu nuôi quần thể. ông chủ gia trại cho biết: Hình thành từ năm 2013, ban đầu cũng như các hộ nuôi nhỏ lẻ khác, anh thử nghiệm nuôi vài chục cặp. Trước đó, anh có đi tìm hiểu ở một số trại nuôi ngoài tỉnh và qua nguồn sách, báo chuyên ngành để học hỏi kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm nuôi. Từ thử nghiệm thành công, anh phấn khởi nhân đàn với quy mô ngày càng lớn hơn ở những năm tiếp theo.
Chủ Trại bồ câu Gia Lộc chăm sóc đàn bồ câu nuôi.
Cũng theo anh Minh, so với các giống gia cầm khác, bồ câu có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, sinh sản nhanh, dễ tiêu thụ. Công việc ở trại cũng không quá khó nhọc, ngày ngày dành một khoảng thời gian nhất định để vệ sinh chuồng trại, cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho chim 2 lần /ngày, đến định kỳ mỗi tuần /lần phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. Lưu ý người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại, phòng dịch và thức ăn. Chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng, yên tĩnh và sạch sẽ.
Trại bồ câu Gia Lộc của gia đình anh Minh hiện vừa cung cấp thương phẩm, vừa bán con giống cho thị trường, thu nhập sau khi đã trừ chi chí từ mô hình đạt hàng trăm triệu đồng /năm. Để đảm bảo nguồn thương phẩm chất lượng tốt, yếu tố ATTP được gia trại chú trọng hàng đầu. Trại nuôi áp dụng quy trình nuôi khép kín, nguồn thức ăn chủ yếu là gạo lật, lúa, ngô. Công tác vệ sinh thú y, vệ sinh phòng bệnh được đặc biệt coi trọng, nhất là việc phòng bị vắc xin để phòng các loại bệnh thường gặp ở bồ câu như niucaxtơn, đậu, tụ huyết trùng… Thường thì sau ấp nở 28 ngày, bồ câu thịt có thể bán thương phẩm, trọng lượng dao động 1 - 1,3 kg/cặp. Kỳ sinh sản của chim kéo dài, bình quân mỗi năm bồ câu mẹ sinh sản 7 - 8 lứa, khả năng sinh sản kéo dài trong khoảng 5 năm, sức sinh sản giảm dần sau 3 năm khai thác. Đây cũng là lúc người nuôi nên loại thải dần, thay thế bằng các cặp giống mới.
Chim bồ câu là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon, giá thành vừa phải nền nhu cầu của thị trường rất dồi dào. Hiện nay, sau 4 năm xây dựng mô hình, trại bồ câu Gia Lộc đã tạo dựng được uy tín đối với khách hàng trong, ngoài tỉnh. Lượng bồ câu thương phẩm và con giống sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Khách hàng thường xuyên của trại nuôi là các khách sạn, quán ăn, nhà hàng, cơ sở bán thực phẩm dinh dưỡng. Trại cũng là địa chỉ cung cấp chim giống cho bà con trong, ngoài địa phương. Trên đà thành công, anh Minh dự định tới đây, anh sẽ tăng quy mô đàn lên 700 - 800 đôi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Được giới thiệu đã lâu nhưng tới nay chúng tôi mới có dịp gặp và tiếp xúc với chị, người phụ nữ dân tộc Mường hiền lành, chịu thương, chịu khó. Đó là chị Bùi Thị San - thôn Liên Phú 2, xã An Lạc (Lạc Thủy). Chị là hội viên phụ nữ tiêu biểu được đi dự hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi khu vực miền Bắc, đại biểu do T.ư chỉ định dự Đại hội đại biểu Hội LHPN tỉnh. Chị cũng là đại biểu duy nhất của huyện tham dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XII tới đây.
(HBĐT) - Là cán bộ mặt trận ở cơ sở, ông Đinh Công Nhuận - Trưởng ban công tác mặt trận xóm Đồng Lau, xã Cao Răm (Lương Sơn) có những lợi thế trong việc tập hợp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và phát động toàn dân phòng - chống tội phạm. ông Nhuận nắm rõ từng hộ, từng người, thậm trí từng thói quen sinh hoạt, tính cách của người dân. Nhờ đó, ông chủ động giải quyết có hiệu quả các mâu mắc ngay tại cơ sở.
(HBĐT) - Chiều 13/2, thượng úy chuyên nghiệp Nguyễn Văn Dương, lái xe của đội xe C40 thuộc Bộ Tham mưu - Quân khu 3 đang trên đường từ Hải Phòng đến Hòa Bình công tác. Đến đoạn gần KCN huyện Lương Sơn, đồng chí nhìn thấy trên đường có chiếc điện thoại rơi ở giữa đường. Lúc đó đoạn đường không có người qua lại, đồng chí nhặt lên cất vào xe và tiếp tục đi công tác. Đến tối, thấy có người gọi vào chiếc điện thoại đó, đồng chí đang lái xe nên hẹn gọi lại sau.
(HBĐT) - Duy trì 3 năm liên tục không có người sinh con thứ 3, xã Đông Phong (Cao Phong) đã và đang có những cách làm hiệu quả trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Đóng góp vào thành công đó không thể không nhắc tới công lao của nữ cán bộ chuyên trách dân số Bùi Thị Thu Hà.
(HBĐT) - Diệp Xuân Linh là sinh viên năm cuối của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa công nghệ sinh học. Tháng 8/2014, anh vinh dự là 1 trong 20 sinh viên tiêu biểu của trường được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Israel, quốc gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Đỗ Thị Dung ở thôn Đồng Tiến (xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) vào những ngày giáp Tết. Đưa chúng tôi đi thăm vườn, chị Dung chia sẻ: “Bén duyên với nghề trồng hoa đã được 10 năm.