(HBĐT) - Đến thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của anh Phạm Hoàng Đa, sinh năm 1992 ở xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thuỷ), chúng tôi thực sự khâm phục tinh thần vượt khó của chàng Bí thư Chi đoàn trẻ tuổi. Với quyết tâm thoát nghèo từ chính đôi bàn tay, khối óc của mình, Phạm Hoàng Đa đã quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Sau khi tốt nghiệp trung cấp y năm 2014, anh không đi xin việc mà quyết chí ở lại quê nhà xây dựng gia đình và lập nghiệp. Tham gia sinh hoạt Chi đoàn xóm Tân Vượng và đến năm 2018, anh Đa được cấp ủy chính quyền địa phương và đoàn viên thanh niên trong xóm bầu giữ chức Bí thư Chi đoàn xóm từ đó đến nay.



Anh Phạm Hoàng Đa, xóm Tân Vượng, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy chăm sóc, vỗ béo cho đàn bò.

Phạm Hoàng Đa sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ngay từ khi còn nhỏ, chàng thanh niên có vóc người nhỏ nhắn này đã không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhận thấy điều kiện tự nhiên của xóm, với diện tích đất đất nông nghiệp của gia đình có đồng bãi tự nhiên rất thích hợp để phát triển chăn nuôi, anh quyết định lập nghiệp từ nuôi trâu, bò vỗ béo. Đa chia sẻ: "Lúc đầu, khi tôi mới mới bắt tay vào nghề nuôi trâu vỗ béo, do thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, nên cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng được gia đình động viện, Ban Chấp hành Đoàn xã Phú Lai quan tâm, động viên, tôi có động lực để tiếp tục thực hiện mô hình. Ban đầu, tôi chỉ nuôi với số lượng ít và bán quay vòng, do vốn còn ít nên thu nhập cũng chẳng đáng là bao”.

Theo đó, năm 2018, Phạm Hoàng Đa mạnh dạn đăng ký vay vốn ngân hàng theo kênh của Đoàn Thanh niên với số tiền vay được là 400 triệu đồng để đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại và phát triển diện tích cỏ chăn nuôi. Từ nguồn vốn vay đó, đến nay, anh đã gây dựng được cho mình một mô hình khá quy mô với việc nuôi luân chuyển từ 20 - 47 con trâu, bò thịt trong chuồng, có thời gian cao điểm nuôi nhốt gần 60 con và trên 1 ha cỏ voi để cung cấp thức ăn xanh cho đàn vật nuôi. Mỗi lứa mua về, anh cho vỗ béo từ 2 - 4 tháng và xuất bán khi trâu, bò đạt yêu cầu về trọng lượng, chất lượng. Trừ chi phí đầu tư ban đầu, mỗi con trâu, bò cho anh Đa thu lợi từ 4 - 5 triệu đồng.

"Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, anh Đa còn tích cực giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trong  xóm, xã về kỹ thuật chăn nuôi, lựa chọn con giống, tìm kiếm thị trường, mua bán. Với phương thức này, không ít gia đình đoàn viên, thanh niên có thêm thu nhập giúp ổn định cuộc sống, dần thoát nghèo” - chị Bùi Thị Nguyệt, Bí thư Đoàn xã Phú Lai chia sẻ.

Nói về dự định của mình, Đa chia sẻ: Trong thời gian tới, tôi mong muốn Nhà nước sẽ có thêm những chính sách ưu đãi về vốn để tôi cũng như các đoàn viên, thanh niên có thể đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Bên cạnh đó, có thêm những lớp tập huấn hoặc chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp thanh niên nắm rõ cách phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc đàn trâu bò, để có thể từng bước làm giàu một cách hiệu quả nhất.

Với những nỗ lực, phấn đấu vươn lên vượt qua hoàn cảnh để thoát nghèo, Bí thư Chi đoàn xóm Tân Vượng Phạm Hoàng Đa là tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh niên trong và ngoài xã học tập, làm theo, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển KT - XH trên địa bàn.

Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)

Các tin khác


Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục