Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.




Nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội giúp gia đình anh Hà Văn Nhàn, khu Hồng Dương, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh Hà Văn Nhàn (dân tộc Mường), khu Hồng Dương, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) thuộc hộ cận nghèo. Gần 10 năm trước, anh Nhàn quyết định lập nghiệp trên mảnh đất quê hương thay vì đi làm ăn xa như bao thanh niên đồng trang lứa, bởi gia đình anh có đồng đất rộng trên 1ha, bằng phẳng, thích hợp để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Khởi đầu của gia đình anh Nhàn khá thuận lợi khi được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Nguồn vốn vay gia đình đầu tư nuôi trâu sinh sản, bên cạnh đó trồng bưởi Diễn, bưởi đỏ. Năm vừa qua anh Nhàn tiếp tục vay thêm vốn từ NHCSXH để đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm chăm sóc vườn bưởi tốt hơn. Với khoản vay 100 triệu đồng từ NHCSXH, đến nay kinh tế của gia đình anh Nhàn đã cải thiện hơn trước, thu nhập bình quân mỗi năm đạt trên 150 triệu đồng.

Anh Nhàn chia sẻ: Gia đình có đất vườn rộng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi nhưng gặp khó khăn về vốn. Nhờ NHCSXH huyện tạo điều kiện, gia đình được vay vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đây là nguồn vốn rất phù hợp với người dân vì lãi suất ưu đãi, ngân hàng giao dịch tại xã, thu lãi, thu nợ tận xóm. Hàng tháng, gia đình tôi thực hiện tốt nghĩa vụ trả lãi cho ngân hàng, đồng thời gửi một chút tiền tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm dùng để trả nợ gốc nên khi đến hạn thanh toán khoản vay giúp đình giảm áp lực trả nợ.

Ở xã vùng cao Pà Cò (Mai Châu), nơi sinh sống của bà con dân tộc Mông, tín dụng chính sách cũng đồng hành tích cực cùng người dân trong phát triển kinh tế, vượt đói nghèo vươn lên làm giàu. Gia đình anh Sùng A Việt, xóm Chà Đáy là hộ dân tiêu biểu vượt khó khi được tiếp cận vốn chính sách. Trên diện tích đất vườn 2ha, những năm qua gia đình anh Việt đầu tư trồng đậu cô ve, dưa chuột, cà chua và một số rau, màu khác, mỗi năm cho nguồn thu ổn định trên 200 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Anh Việt chia sẻ: "Để khai thác được lợi thế về đất rộng, khí hậu mát mẻ cần nguồn vốn đầu tư lớn. Gia đình đã mạnh dạn vay vốn, trong đó có 50 triệu đồng từ NHCSXH. Đây là khoản vay quan trọng với lãi suất phù hợp để gia đình đầu tư phát triển kinh tế. Trong thời gian tới mong muốn được NHCSXH tiếp tục quan tâm cho vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế”. 



Với sự tiếp sức của vốn chính sách, gia đình anh Sùng A Việt (bên phải), xã Pà Cò (Mai Châu) đầu tư phát triển sản xuất đem lại thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. 

Không chỉ gia đình anh Nhàn, anh Việt mà hơn 20 năm hiện diện, vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH đã giúp hàng vạn hộ đồng bào dân tộc thiểu số có vốn phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, hiện nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 5.050 tỷ đồng/130.520 khách hàng còn dư nợ. 5 tháng đầu năm 2024 có trên 15,7 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Với 20 chương trình tín dụng đang quản lý, NHCSXH ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Viết Đào

Các tin khác


Chung sức chăm lo cho trẻ em dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giải ngân 3 chương trình MTQG vốn năm 2022, 2023 được chuyển nguồn sang năm 2024 đạt 23%

Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tổng kế hoạch vốn năm 2022, 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 là 193,515 tỷ đồng.

Lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số từ một dự án

Thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Cao Phong, thời gian qua, Hội LHPN huyện Cao Phong đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Đưa chính sách vào cuộc sống để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc

Từ việc cụ thể hóa, đưa các chính sách đi vào cuộc sống, huy động các nguồn lực, lồng ghép chương trình đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Mai Châu những năm qua không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Huyện Cao Phong: Thiết thực đầu tư vào vùng dân tộc

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; tổ chức lấy ý kiến tham vấn các hộ đã được hưởng lợi để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn; đi học tập kinh nghiệm các địa phương đã triển khai hiệu quả; chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình… đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của huyện Cao Phong khi thực hiện công tác dân tộc nói chung, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) nói riêng.

Huyện Đà Bắc: Chú trọng thực hiện chính sách tín dụng với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, huyện nghèo Đà Bắc nỗ lực thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng (CSTD) đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp, ngành đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục