Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; tổ chức lấy ý kiến tham vấn các hộ đã được hưởng lợi để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn; đi học tập kinh nghiệm các địa phương đã triển khai hiệu quả; chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình… đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của huyện Cao Phong khi thực hiện công tác dân tộc nói chung, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) nói riêng.


Được định hướng về sinh kế, người dân xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong (Cao Phong) nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cuối năm 2022, huyện Cao Phong tiến hành cấp phát téc đựng nước cho 275 hộ thuộc Quyết định số 4345/QĐ-UBND, ngày 28/10/ 2022 của UBND huyện. Sau đó, để năm 2023 và những năm tiếp theo triển khai Dự án 1 về hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán (thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025) đạt hiệu quả thiết thực, phòng Dân tộc huyện đã tổ chức xin ý kiến tham vấn các hộ dân được hỗ trợ thiết bị nước sinh hoạt phân tán năm 2022. Bằng cả hình thức trao đổi trực tiếp và phát phiếu xin ý kiến, các nội dung tham vấn bao gồm: Phương án cấp téc đựng nước đã đúng nhu cầu chưa; chủng loại, chất lượng của téc nước; chất lượng phụ kiện kèm theo của téc nước; thái độ của cán bộ trực tiếp phụ trách thực hiện chương trình có tốt không; việc cấp phát téc đựng nước có thiết thực hay không?…

Cũng với tư duy phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để đảm bảo tính thiết thực khi triển khai các nội dung đầu tư cho vùng ĐBDTTS &MN, phòng Dân tộc huyện Cao Phong và các lực lượng phối hợp đã sâu sát cơ sở, bám nắm địa bàn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó đề xuất các nội dung đầu tư được đánh giá là phù hợp và phát huy hiệu quả tốt. Điển hình như: công trình hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã Bắc Phong, Hợp Phong; đường nội đồng thuộc địa bàn xóm Tiến Lâm (xã Bắc Phong); đường nội đồng xóm Chiềng; nhà văn hóa các xóm/xã sau sáp nhập đơn vị hành chính; đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung; xác định đúng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở… Những nội dung đầu tư này phát huy tác dụng, tạo nền tảng thuận lợi để huyện tiếp tục thực hiện tốt 10 dự án thành phần theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Cao Phong rà soát đúng đối tượng các hộ dân được hỗ trợ về nhà ở.

Đồng chí Lê Xuân Hà, Trưởng phòng Dân tộc huyện Cao Phong nhìn nhận: Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn huyện, có thể thấy đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và hứa hẹn tạo động lực mạnh mẽ cho các vùng ĐBDTTS &MN, trong đó có huyện Cao Phong. Chúng tôi xác định thực hiện chương trình là nhiệm vụ trọng tâm, mặc dù có nhiều thách thức nhưng phải quyết tâm thực hiện tốt. Chính vì thế, phòng đã tham mưu UBND huyện định kỳ giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình trên địa bàn. Với sự vào cuộc trách nhiệm, huyện tổ chức các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các địa phương cùng triển khai chương trình và có sự tương đồng về kinh tế - chính trị - xã hội; chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình… Trong nỗ lực thực hiện hiệu quả các nội dung đầu tư, huyện chú trọng rà soát, kiểm tra giải quyết một số khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, quan tâm triển khai các hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS, từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân tộc.

Huyện Cao Phong dân tộc Mường chiếm trên 72%, dân tộc Kinh chiếm trên 24%, dân tộc Dao chiếm gần 3%. Huyện có 9 xã, 1 thị trấn, trong đó có các địa bàn khó khăn là Thạch Yên, Hợp Phong (có địa bàn xã Xuân Phong cũ) và Thung Nai; ngoài ra còn có các xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II. Theo UBND huyện, vài năm gần đây, huyện chú trọng thực hiện công tác dân tộc, ưu tiên triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn. Quá trình thực hiện đã chú trọng tính thiết thực nên bước đầu đưa chính sách đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ĐBDTTS.

Thu Trang

Các tin khác


Huyện Đà Bắc quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trên địa bàn. Qua đó, phát huy được vai trò nòng cốt của những "cây cao, bóng cả” ở các bản làng trên các lĩnh vực của đời sống.

Xây dựng trên 720 công trình nước sạch và vệ sinh từ vốn ưu đãi

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đà Bắc, 5 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện có 369 lượt hộ dân được vay vốn từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với doanh số cho vay hơn 7 tỷ đồng. Đến nay, dư nợ chương trình này đạt trên 57,8 tỷ đồng với gần 14,4 nghìn hộ dân còn dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 619,4 tỷ đồng.

Quan tâm đào tạo, dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Đào tạo nghề cho hội viên nông dân (HVND) vùng nông thôn, nhất là HVND người dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Hỗ trợ nông dân - HND tỉnh đã phối hợp HND các huyện, thành phố khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề của hội viên để hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp hội viên cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

Xã Lạc Sỹ: Chính sách dân tộc cải thiện cuộc sống người dân

Là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thủy, đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn 99%, những năm qua, xã Lạc Sỹ tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân.

Huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 2024

Ngày 14/6, huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) huyện lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có các đồng chí: Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Đức Dũng, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn... Tham dự có 150 đại biểu tiêu biểu đại diện đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ những nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng để phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục