Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tổng kế hoạch vốn năm 2022, 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 là 193,515 tỷ đồng.


Người dân xóm Nai Bẵn, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) phấn khởi có con đường mới từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, chương trình xây dựng nông thôn mới 49,077 tỷ đồng; chương trình giảm nghèo bền vững 39,845 tỷ đồng; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 104,593 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh đã giải ngân được 45,5 tỷ đồng, đạt 23%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn được giao năm 2024 cũng thấp so với yêu cầu đề ra. Đến ngày 31/5 mới giải ngân được 19,1 tỷ đồng, đạt 3% kế hoạch vốn được giao năm 2024. 

Một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ giải ngân thấp do các dự án thuộc 3 chương trình này được phân bổ chi tiết chậm, hiện đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư nên chưa có khối lượng để giải ngân. Vì vậy, các sở, ngành chuyên trách và các huyện, thành phố trong tỉnh đang đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2022 và 2023 được chuyển nguồn kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024. Phấn đấu đến 30/9/2024, giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao.


K.A

Các tin khác


Trưởng xóm Bào phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn an ninh trật tự. Chị Quách Thị Thanh, Trưởng xóm Bào là một trong những điển hình NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tổng dư nợ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hòa Bình đạt trên 18 tỷ đồng

Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, quý II/2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tích cực thông tin, quán triệt các nội dung của Luật HTX 2023 tới các HTX, đơn vị thành viên.

Xã Mỵ Hoà: Chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số giúp người dân ổn định cuộc sống

Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn với trên 85% đồng bào dân tộc thiểu số, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã về đích nông thôn mới năm 2023. Kết quả đó phải kể đến sự vận dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều mô hình sinh kế phù hợp. 

Huyện Đà Bắc quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trên địa bàn. Qua đó, phát huy được vai trò nòng cốt của những "cây cao, bóng cả” ở các bản làng trên các lĩnh vực của đời sống.

Xây dựng trên 720 công trình nước sạch và vệ sinh từ vốn ưu đãi

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đà Bắc, 5 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện có 369 lượt hộ dân được vay vốn từ Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với doanh số cho vay hơn 7 tỷ đồng. Đến nay, dư nợ chương trình này đạt trên 57,8 tỷ đồng với gần 14,4 nghìn hộ dân còn dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 619,4 tỷ đồng.

Quan tâm đào tạo, dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Đào tạo nghề cho hội viên nông dân (HVND) vùng nông thôn, nhất là HVND người dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Hỗ trợ nông dân - HND tỉnh đã phối hợp HND các huyện, thành phố khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề của hội viên để hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp hội viên cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục