Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hoà Bình, tính đến hết tháng 4/2024, toàn tỉnh có tổng số 2.590 ca đẻ. Trong đó số phụ nữ đẻ là người dân tộc thiểu số chiếm 85,3% (2.209 phụ nữ).





Người bệnh đến khám thai định kỳ tại Phòng khám đa khoa Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh.

Trong những năm qua, người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ngày càng tốt hơn, nhờ đó các chỉ số sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được cải thiện rõ rệt. Số phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén là 99,9%; số phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi là 99,9%; số phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên trong suốt thai kỳ là 99,7%, trong đó số phụ nữ là người dân tộc thiểu số được khám thai từ 4 lần trở lên trong suốt thai kỳ chiếm 85,1%; số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là 99,9%; số phụ nữ được chăm sóc sau đẻ tại nhà trong vòng 6 tuần đầu sau sinh là 99,8%. 

Với những hoạt động thiết thực và hiệu quả, ngành Y tế Hoà Bình đã dần hoàn thiện hệ thống mạng lưới y tế cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung, chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói riêng. Đặc biệt, phụ nữ người dân tộc thiểu số được tiếp cận các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ngày càng cao.


H.D

Các tin khác


Đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó cùng vốn ưu đãi

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phủ đến tất cả các vùng quê trên địa bàn tỉnh. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Huyện Đà Bắc: Cấp phát trên 10.500 cuốn tài liệu tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Đà Bắc chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Triển khai thực hiện Dự án 3 "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững.

Huyện Tân Lạc: Tăng cường truyền thông, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tân Lạc là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiến 89,37% dân số. Đến nay, theo phân định khu vực thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn, có 146/159 xóm, khu thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó 5 xã đặc biệt khó khăn và 26 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I.

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cho vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đến huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ do UBND huyện Đà Bắc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc, tiếp thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chung sức chăm lo cho trẻ em dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục