Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.


Những năm qua, vốn chính sách được chuyển tải kịp thời là động lực để đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Châu phát triển kinh tế, giảm nghèo. Ảnh chụp tại xã Vạn Mai. 


Nhờ được vay vốn chính sách, gia đình anh Hàng A Chư, xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò (Mai Châu) đầu tư nuôi bò, nâng cao thu nhập. 

Gia đình ông Hà Văn Niên (dân tộc Thái), xóm Ngoã, xã Mai Hịch là một trong những hộ tiêu biểu trong sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Trước đây, kinh tế của gia đình ông Niên gặp nhiều khó khăn do không có vốn. Mười năm trước, ông Niên đã bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Ngoã để vay vốn của NHCSXH. Khi đó, tổ TK&VV xóm Ngõa đã họp và bình xét gia đình ông Niên đủ điều kiện vay. Với 20 triệu đồng được vay, gia đình ông Niên bắt đầu hành trình vượt lên đói, nghèo khi mua 1 con trâu sinh sản. Sau 3 năm nuôi, trâu phát triển và sinh sản tốt, kinh tế gia đình ông Niên được cải thiện. Nhận thấy tiềm năng từ nghề nuôi trâu, bò sinh sản, ông Niên tiếp tục đăng ký vay vốn của NHCSXH huyện Mai Châu với số tiền 50 triệu đồng.

Ông Niên chia sẻ: Nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, gia đình tôi đã có cuộc sống khá hơn, nhà cửa khang trang và con được học hành tử tế. Gia đình luôn chấp hành tốt việc trả nợ, lãi, không để tồn đọng tháng nào. Ngoài ra, gia đình cũng tích góp một phần thu nhập để gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV để giảm bớt áp lực trả gốc khi đến hạn. Nguồn vốn chính sách có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia đình tôi cũng như bà con trong xóm. Thời gian tới, tôi mong muốn NHCSXH có thêm nguồn vốn vay giải quyết việc làm để tạo điều kiện cho các hộ đã thoát nghèo tiếp tục được vay vốn phát triển kinh tế.

Gia đình anh Hàng A Chư (dân tộc Mông), xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò cũng cải thiện được thu nhập khi được "tiếp sức” kịp thời từ tín dụng chính sách. Những năm trước đây, kinh tế gia đình anh Chư chỉ trông vào nương ngô, nương sắn. 6 năm trước, gia đình anh Chư đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư nuôi bò sinh sản. Đến nay, đàn bò có 6 con, hàng năm đem lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho gia đình anh. "Địa bàn có bãi chăn thả, nguồn thức ăn nhiều, phù hợp để nuôi bò. Vào mùa đông thì nuôi nhốt, tận dụng lá ngô cho bò ăn. Nhờ nguồn vốn NHCSXH đã giúp gia đình bớt khó khăn hơn” - anh Chư chia sẻ.

Mai Châu là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn với 7 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 56,5%, dân tộc Mường 16,6%, dân tộc Kinh 11,6%, còn lại là dân tộc Dao, Mông, Hoa và Tày. Đồng chí Nguyễn Đinh Hoàng, Giám đốc NHCSXH huyện Mai Châu cho biết: Xác định việc thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, đơn vị luôn bám sát cơ sở để nắm nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, nỗ lực huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của bà con, nhất là hộ dân vùng DTTS và miền núi.

Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 426 tỷ đồng, mức cho vay bình quân đạt 45 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn được đầu tư cho nhiều mục đích khác nhau, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Trong 10 năm trở lại đây, vốn chính sách đã giúp trên 4 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 1.200 lao động được tạo việc làm; trên 200 lượt lao động được vay vốn xuất khẩu lao động; trên 600 học sinh, sinh viên được vay vốn; 725 hộ nghèo được xây mới nhà ở; trên 7,4 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng; gần 8 nghìn lượt hộ dân sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn.  


Viết Đào

Các tin khác


Quan tâm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xã Cuối Hạ huy động nguồn lực chăm lo đời sống hộ dân tộc thiểu số nghèo

Với điều kiện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) tập trung ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, khuyến khích duy trì một số ngành nghề truyền thống. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được đẩy mạnh thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực chăm lo đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Thành Sơn tạo sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành Sơn là xã đặc biệt khó khăn được sáp nhập từ 3 xã vùng cao của huyện Mai Châu. Xã cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 60%, dân tộc Mường chiếm hơn 30%. Thực hiện chính sách dân tộc, trong 2 năm qua, Thành Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào dân tộc nơi đây tiếp cận giống, vốn, khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, ổn định kinh tế.

Giữ nếp nhà sàn Mường

Theo số liệu thống kê vào những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, kiến trúc nhà sàn truyền thống trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chiếm tới 80%. Đến năm 1999, số gia đình người Mường có nhà sàn còn 35%. Hiện nay, số gia đình người Mường có nhà sàn chỉ còn khoảng 10% nhưng nhiều nhà sàn trong số đó đã xuống cấp. Với mong muốn tiếp tục giữ nếp nhà sàn, các gia đình đã sử dụng chất liệu gạch và bê tông để làm nhà sàn. Trong đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, nhà sàn không chỉ là biểu trưng cho tình cảm, lối sống của một tộc người, mà còn được coi là "bảo tàng nghệ thuật sống” đi theo cùng năm tháng, được truyền từ thế hệ trước cho đến ngày nay.

Toàn tỉnh có 73 lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì tổ chức

Trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời. Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Bên cạnh nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng thì lễ hội còn có vai trò quan trọng là bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc.

Chính sách dân tộc góp phần ổn định cuộc sống người dân xã Mỹ Thành

Mỹ Thành là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Xã có 988 hộ với 4.571 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 99%, chủ yếu là người Mường. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 54% đồng bào theo đạo Công giáo, tập trung chủ yếu tại các xóm: Riệc, Sỳ và Đồi Cả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục