9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…


Người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống gắn với xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng.

Nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Đền Thác Bờ được đưa vào khai thác. Lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng và các lễ hội nhỏ ở địa phương như: lễ hội xuống đồng của dân tộc Mường, lễ lập tĩnh (đặt tên) và lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ mừng cơm mới của dân tộc Tày… được duy trì.

Bên cạnh đó, huyện quan tâm tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Tày, Mường, Dao tại địa phương. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Dự án 6 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xóm Sưng, xã Cao Sơn.

Hiện nay, du lịch cộng đồng được tập trung phát triển tại xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Đức Phong và xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong; xóm Sưng, hồ Tằm thuộc xã Cao Sơn; điểm du lịch Đảo Dừa, xã Vầy Nưa. Những tháng đầu năm, huyện đón trên 145.000 lượt khách du lịch, trong đó gần 4.600 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch ước đạt 64 tỷ đồng.


Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Phát huy vai trò của nông dân các dân tộc thiểu số trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Giai đoạn 2021-2024, thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” (gọi tắt là Đề án 61), lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện Mai Châu có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống của hội viên nông dân các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên; vị trí, vai trò của HND được củng cố.

Huyện Kim Bôi: 90 phụ nữ được tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kim Bôi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Xã Phú Thành quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy đã mang lại những kết quả tích cực, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Dư nợ các chương trình tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt gần 48 tỷ đồng

Thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã phối hợp Ban Dân tộc tỉnh rà soát, xác định nhu cầu vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo quy định.

Huyện Mai Châu nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn với hơn 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Mai Châu đã triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, lồng ghép với các chương trình, dự án khác... đời sống người dân vùng DTTS không ngừng được nâng lên, diện mạo nông thôn đổi thay.

Huyện Lương Sơn: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số 

Thực hiện Dự án "Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, năm 2023, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX huyện Lương Sơn đã mở 27 lớp đào tạo nghề với 763 học viên. Trong đó, ngân sách huyện mở 3 lớp với 73 học viên; ngân sách trung ương mở 24 lớp với 690 học viên. Đến hết tháng 8/2024, trung tâm đã mở được 11 lớp với 314 học viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục