Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

 

Hội LHPN xã Thạch Yên (Cao Phong) tập huấn kiến thức phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho phụ nữ trong xã. 

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: Thông qua dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" triển khai tại 12/12 xóm trong xã đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Năm 2021, xã có 3 cặp tảo hôn, năm 2022 có 5 cặp, năm 2023 có 1 cặp và từ đầu năm 2024 đến nay không còn trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết. 

Tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã chủ yếu do ảnh hưởng của những quan niệm, tập quán lạc hậu; có những người phải đi làm ăn xa buông lỏng việc quản lý con. Trong khi đó, công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển đã ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận thanh niên. Do đó, xảy ra những trường hợp mang thai ngoài ý muốn phải nghỉ học, dẫn đến tảo hôn; những trường hợp con chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nhưng gia đình vẫn có ý định tổ chức đám cưới theo phong tục và cộng đồng cũng mặc nhiên công nhận là vợ chồng. 

Trước thực tế đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Thạch Yên đã quan tâm phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban công tác Mặt trận cơ ở, dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng trong công tác tuyên truyền, vận động. Lồng ghép các hoạt động can thiệp và ngăn chặn kịp thời các trường hợp có biểu hiện tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân, gia đình. Chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát thực tiễn và phù hợp nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động. Công tác truyền thông tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh thiếu niên và vùng nguy cơ cao tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. 

Đặc biệt, xã chú trọng hình thức tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình thông tin lưu động, sân khấu hoá và các hoạt động ngoại khoá trong các trường học, câu lạc bộ tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương. Định kỳ hằng tuần, xã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống phát thanh cơ sở. Tổ chức các các diễn đàn, hội thi tìm hiểu pháp luật và tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí đến các điểm dân cư vùng dân tộc thiểu số.

Xã Thạch Yên xác định vấn đề tảo hôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dân số. Tập tục lạc hậu này cần loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay. Để đạt mục tiêu đó, xã tăng cường phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến hôn nhân - gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết; làm rõ những tác hại, hệ luỵ của vấn nạn này. Từ đó, nâng cao nhận thức, dần thay đổi hành vi, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Đa dạng hình thức tuyên truyền, trọng tâm là tuyên truyền trực tiếp đến xóm, cụm dân cư, lồng ghép với các hình thức sân khấu hoá. Bên cạnh đó, tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm về tảo hôn. Cử cán bộ bám sát cơ sở theo dõi, nắm thông tin để tuyên truyền, vận động kịp thời; giải quyết các vụ tảo hôn theo đúng quy định. Kịp thời khen thưởng, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác vận động, ngăn chặn các vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết và chấn chỉnh, phê bình những nơi, cá nhân vi phạm.

Đ.H


Các tin khác


Xã Hang Kia phát huy hiệu quả mô hình “dòng họ tự quản” 

Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...

14 đội thi tuyên truyền viên giỏi mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”

Ngày 30/9, Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” năm 2024.

Cán bộ đoàn dân tộc Mường nhiệt huyết

Nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt huyết là những ghi nhận của nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân địa phương khi nhắc đến anh Bạch Công Thưởng, dân tộc Mường, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Huyện Đà Bắc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…

Vị ngọt ớt rừng Phú Lương

Có dịp trở lại vùng trồng ớt của hội viên phụ nữ vùng Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đúng dịp chị em nơi đây tập trung thu hoạch ớt để chế biến, chuẩn bị cho đơn khách hàng ở Hà Nội đặt, chúng tôi cảm nhận không khí làm việc phấn khởi với vụ ớt mới được mùa, được khách tin dùng.

Huyện Lương Sơn chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đời sống đồng bào vùng DTTS không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục