Vốn là một xóm nhỏ, đường đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập. Trước đây, muốn đến xóm Đá Bia, nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chỉ có cách duy nhất là đi nhờ những "thuyền tôm” trên vùng hồ Hòa Bình. Từ khi được "khai phá”, xóm từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch. Thậm chí được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng Asean vào năm 2019.


Chị Bùi Thị Nhềm, chủ cơ sở homestay Ngọc Nhềm ở xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (ngoài cùng bên phải) giới thiệu với đoàn khách nước ngoài về nét văn hóa đặc sắc của "quán tự giác”.

Có được kết quả đó là do Đức Phong có cảnh quan tươi đẹp, nguyên sơ, nét văn hóa dân tộc đặc sắc và sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng hành của doanh nghiệp cùng các cá nhân, tổ chức nỗ lực phát huy tiềm năng để phát triển du lịch. Theo chị Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty CP Du lịch cộng đồng (DLCĐ) Đà Bắc, sự đồng hành, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để du lịch Đà Bắc phát triển bứt phá thời gian qua.

Đồng chí Bàn Thị Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Với tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự đổi mới tư duy về phát triển du lịch đã từng bước tạo sức bật, đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Điều này cũng đã được minh chứng rõ nét qua thực tế không chỉ ở Đức Phong mà còn hầu khắp các xóm làm DLCĐ trong huyện. Như ở xóm Sưng, xã Cao Sơn vốn là một xóm nghèo biệt lập, nơi quần cư của đồng bào dân tộc Dao. Từ khi được sự hỗ trợ, đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cá nhân, tổ chức, người dân xóm Sưng đã vượt khó vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển DLCĐ không chỉ của huyện Đà Bắc mà còn của tỉnh. Từ chỗ khai thác hiệu quả tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa phục vụ phát triển du lịch, đời sống người dân nơi đây đổi thay từng ngày.

Theo chị Lý Sao Mai, điều phối viên Công ty cổ phần DLCĐ Đà Bắc ở xóm Sưng: Xóm có khoảng 75 hộ và mới chỉ có một số hộ làm homestay. Các hộ còn lại tuy không đầu tư thành điểm nghỉ dưỡng nhưng họ đều tham gia hoạt động kinh tế du lịch dưới góc độ cung cấp các sản vật địa phương, tổ chức các hoạt động hướng dẫn, trải nghiệm cho du khách. Nhờ vậy, đời sống cũng không ngừng được cải thiện. Còn chị Bùi Thị Nhềm, chủ cơ sở homestay Ngọc Nhềm, xóm Đức Phong (Tiền Phong) phấn khởi chia sẻ: Từ khi làm DLCĐ, kinh tế của gia đình tôi và người dân trong xóm được cải thiện và nâng lên.

Theo đồng chí Bàn Thị Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, những năm qua, bên cạnh việc cụ thể hóa các chương trình hành động, kế hoạch để phát triển DLCĐ, huyện chú trọng quảng bá, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch một cách bền vững. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp khi huyện có lợi thế nằm trong vùng lõi Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030. Hướng đến mục tiêu đến năm 2025, tổng số khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện đạt 550.000 lượt. Trong đó, khách quốc tế 25.000 lượt, khách nội địa 525.000 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng trên 165 tỷ đồng, tổng thu nhập du lịch đạt khoảng trên 297 tỷ đồng. Cùng với đó là đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng cải thiện và nâng lên.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Huyện Mai Châu khai thác giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông

Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.

Cô giáo người Mông hết lòng vì con chữ của trẻ em vùng khó

Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.

Xã Hang Kia phát huy hiệu quả mô hình “dòng họ tự quản” 

Vài năm trở lại đây, xã Hang Kia (Mai Châu) không còn các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là trong việc cưới, việc tang. Người dân trong xã không còn nổ súng khi có người chết, không làm đám cưới tốn kém...

14 đội thi tuyên truyền viên giỏi mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”

Ngày 30/9, Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” năm 2024.

Cán bộ đoàn dân tộc Mường nhiệt huyết

Nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt huyết là những ghi nhận của nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) và người dân địa phương khi nhắc đến anh Bạch Công Thưởng, dân tộc Mường, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Huyện Đà Bắc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục