Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã đa dạng các hình thức giúp học sinh dân tộc thiểu số gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.




Giáo viên Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) dạy trẻ cách đánh chiêng.

Với đặc trưng 96,4% trẻ em dân tộc thiểu số, để giúp trẻ gìn gữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc, Ban Giám hiệu Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã huy động nhân dân ủng hộ ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng mô hình nhà sàn, không gian văn hóa Mường, tổng kinh phí gần 20 triệu đồng. Mỗi tuần, trẻ có 2 tiết học luân phiên tìm hiểu về các vật dụng quen thuộc, nhạc cụ truyền thống, trò chơi dân gian của người Mường.

Cô Bùi Thị Huệ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngoài xây dựng không gian văn hóa Mường, trường còn tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm mang đến những trải nghiệm thú vị cho trẻ như: Tái hiện không gian phiên chợ quê, cho trẻ tập gói bánh chưng, chơi kéo co, đi cà kheo, ném còn, múa sạp và kể tên các dụng cụ bằng tiếng Mường. Năm học 2023 – 2024, mô hình gìn giữ phát huy giá trị văn hóa dân tộc nhà trường đã được công nhận là mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh.

Nói về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống trong nhà trường, thầy Quách Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Sào Báy cho biết: Nhà trường khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, khi trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Lồng ghép chương trình giáo dục địa phương theo hình thức tích hợp trong một số môn học; tăng cường hoạt động ngoại khóa giới thiệu về kiến trúc nhà ở, trang phục, làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, các hội thi liên quan đến văn hóa các dân tộc cho học sinh. 

Hiện nay, huyện Kim Bôi có trên 10 trường học xây dựng mô hình nhà sàn lưu giữ văn hóa Mường. Các nhà sàn này trưng bày trang phục, đồ dùng, vật dụng, công cụ lao động gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa của người Mường. Hầu hết các trường đều dán chữ phiên âm các loại đồ dùng, dụng cụ bằng tiếng Việt và tiếng Mường. Qua đó, giúp học sinh phát triển song hành cả 2 ngôn ngữ. Ngoài ra, các trường còn thường xuyên tổ chức dạy học sinh cách đánh chiêng, chơi ném còn, đánh khăng; quy định mặc trang phục vào ngày đầu tuần…

Việc đưa văn hóa các dân tộc vào giảng dạy, tìm hiểu trong trường học góp phần nâng cao ý thức cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình để các giá trị văn hóa truyền thống không bị mai một.


Ngô Hường
(Trung tâm VH,TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Vùng đồng bào dân tộc Mông đổi thay nhờ làm du lịch

Từ những nhân tố tiên phong như chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - xã Hang Kia, anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy - xã Pà Cò, hoạt động du lịch ở 2 xã đồng bào Mông của huyện Mai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống của bà con có những bước chuyển đáng mừng.

Huyện Đà Bắc: Phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vốn là một xóm nhỏ, đường đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập. Trước đây, muốn đến xóm Đá Bia, nay là xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chỉ có cách duy nhất là đi nhờ những "thuyền tôm” trên vùng hồ Hòa Bình. Từ khi được "khai phá”, xóm từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch. Thậm chí được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng Asean vào năm 2019.

Nguồn lực quan trọng hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số xã Văn Sơn phát triển kinh tế - xã hội

Với người dân xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có đường bê tông đi lại thuận tiện là niềm mong mỏi. Trước đây, những con đường trên địa bàn xóm hầu hết là đường đất, giá nông sản, hàng hóa không ổn định do chi phí vận chuyển cao. Từ năm 2022, từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 -2025, nhiều đoạn đường trục chính của xóm đã được bê tông hoá, giúp việc đi lại, trao đổi hàng hoá thuận tiện hơn...

Xã Thạch Yên: Hiệu quả mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết 

Thạch Yên là địa bàn khó khăn nhất của huyện Cao Phong với hơn 98% đồng bào dân tộc thiểu số. Song đây cũng là địa phương đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các chính sách dân số, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Kết quả đó là nhờ dự án "Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" đang được triển khai tại xã. 

Trên 212 tỷ đồng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu kinh phí giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là trên 414,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn giao là 212,134 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 114,343 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 97,791 tỷ đồng.

Người tâm huyết với công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Mường

Từng tham gia viết báo, viết văn và gần đây dành phần lớn thời gian, tâm sức sưu tầm, nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) khiến nhiều người nể phục bởi tâm huyết và những đóng góp đối với văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục