(HBĐT)-Từng là một thung lũng biệt lập, bốn bề núi cao dựng đứng. Có những người suốt cả đời phải cúi đầu nhìn xuống bàn chân, đạp lên đá tai mèo, trèo lên đỉnh núi mà đi. Tuy nhiên, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, tuyến đường "xuyên núi, xuyên mây”, phá thế cô lập của vùng đất Thung Mặn, Thung Ảng, xã Hang Kia (Mai Châu) đã được xây dựng, xóa đi những câu chuyện buồn về sự chia cắt, mở ra cho đồng bào dân tộc Mông ở Thung Mặn một con đường mơ ước, thênh thang đi về phía trước.

Diện mạo mới trên quê hương Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp với những vùng kinh tế đang chuyển động mạnh của các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình và TP Hà Nội, được quy hoạch nằm trong vùng động lực của tỉnh. Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, phấn đấu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh. Dưới đây là một vài hình ảnh về KT-XH huyện Lạc Thủy.

Nữ cán bộ công an học tập sáu điều Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Trung úy Hà Thị Thủy, cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Mai Châu là cán bộ nữ tận tâm, tận lực với công việc. Không phải gốc dân tộc Mông, nhưng do sinh sống, gần gũi, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào nên Trung úy Thủy được người Mông trên địa bàn coi như người con của bản. Học tập sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt chồng chị đã hy sinh trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy nên Trung úy Hà Thị Thủy luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những ước mơ còn dang dở của chồng, đó là hết mình vì Nhân dân phục vụ, giữ bình yên cho bản làng...

Sắc màu thổ cẩm dân tộc Thái xã Nà Phòn, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Thổ cẩm từ bao đời nay là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung, xã Nà Phòn nói riêng. Từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa tinh hoa hương sắc núi rừng. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các mẹ, đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng... Những tấm vải thổ cẩm hiện diện trong đời sống của người dân tộc Thái đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.

Nối "nhịp cầu" văn hóa – du lịch

(HBĐT) - Năm 2023, cùng với nhiều sự kiện văn hóa được tỉnh và các địa phương đứng ra tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với du lịch Hòa Bình. Từ đây, mở ra cơ hội quảng bá về miền đất, con người, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc.

Diện mạo nông thôn mới ở xã ven đô

(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.

Sức sống mới ở các xã vùng bị thiên tai huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.

Hành trình bưởi Diễn xuất khẩu sang châu Âu

(HBĐT) - Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi có sự di dân từ Hà Nội về huyện Yên Thủy, cây giống bưởi Diễn đã được người dân mang theo về đây gây trồng. Từ những gốc bưởi ban đầu, diện tích bưởi Diễn ngày càng phát triển. Tới nay, tổng diện tích trồng bưởi Diễn của tỉnh khoảng 2.300 ha, chiếm 45% diện tích bưởi và 22% tổng diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh, trong đó riêng huyện Yên Thủy đạt trên 800 ha. Vượt qua phân tích, đánh giá kỹ lưỡng 821 chỉ số dư lượng hoạt chất bảo vệ thực vật, năm qua, gần 10.000 quả bưởi Diễn Yên Thủy đã được xuất khẩu sang Anh quốc, mở ra cơ hội phát triển cho nông sản địa phương.

Du lịch cộng đồng Đà Bắc - Trải nghiệm khó quên

(HBĐT) - Du lịch cộng đồng Đà Bắc được nhiều du khách trong nước, quốc tế yêu thích, lựa chọn là điểm đến trên hành trình khám phá vùng đất, văn hoá, con người. Với thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hoá độc đáo, các điểm du lịch cộng đồng dân tộc Mường, Dao nơi đây níu chân du khách bởi tình người mộc mạc và những trải nghiệm khó quên.

Hoa sưa nở trắng trời tháng ba

(HBĐT) - Cứ vào đầu tháng ba, hoa sưa - loài hoa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, thật đẹp và lãng mạn lại nở trắng trời, mang lại cảm giác nhớ nhung, nhẹ nhàng. Dưới đây là những hình ảnh hoa sưa tháng ba ở khu chuyên gia Liên Xô ( cũ), phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình.

Rộn ràng ngày hội xuống đồng

(HBĐT) - Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ. Xuống đồng đầu năm cầu cho mưa thuận, gió hòa mùa màng tốt tươi, vạn vật được sinh sôi nảy nở. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023 được tổ chức tại xã Phong Phú (Tân Lạc) với quy mô cấp tỉnh. Sau khi thầy mo thay mặt dân Mường làm lễ khấn ca ngợi công lao của các vị thần hoàng, cầu một năm mới mùa màng tươi tốt, bội thu tại miếu thờ là phần rước kiệu Thánh từ đền thờ ra nơi tổ chức hội, sau đó rước Thánh qua khu vực đồng ruộng để "phát lệnh xuống đồng” cày cấy…

Sắc hoa ban dịu dàng ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Hoa ban là loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Từ tháng 2 - 3 là thời điểm hoa ban đẹp nhất. Những chùm hoatrắng xòe cánh tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng khoe sắc,đem lại cảm giác yêu thương, thanh tao làm đắm say lòng người. Một vài hình ảnh hoa ban trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình.

Mai Châu - điểm du lịch hấp dẫn

(HBĐT) - Huyện Mai Châu sở hữu nhiều điểm đến và loại hình du lịch mang bản sắc riêng, thu hút du khách suốt 4 mùa trong năm. Mai Châu được công nhận là điểm du lịch hấp dẫn và thuộc 10 điểm du lịch thân thiện nhất Việt Nam. Năm 2022, huyện đón 524.000 lượt du khách; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 598,932 tỷ đồng.

Những công trình điểm nhấn của thành phố Hòa Bình về đêm

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang phát triển mạnh mẽ, phấn đấu trở thành đô thị loại II, đô thị ven sông Đà, hiện đại, văn minh, mang bản sắc riêng có. Dưới đây là một số công trình điểm nhấn của thành phố về đêm.

Độc đáo Lễ hội đình Khênh

(HBĐT) - Được tổ chức từ ngày 2-4/2 (tức ngày 12-14 tháng Giêng), lễ hội đình Khênh xã Văn Sơn (Lạc Sơn) xuân Quý Mão đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến thăm quan, chiêm bái. Nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo và hoạt động diễn ra tại lễ hội để lại ấn tượng tốt đẹp về các giá trị văn hoá truyền thống riêng có của vùng Mường Khênh.

Những con đường rực rỡ hoa ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang phát triển hài hòa, cân đối bên bờ sông Đà thơ mộng với nhiều tuyến đường được trồng hoa rực rỡ. Một số hình ảnh của PV Báo Hòa Bình ghi lại.

Du xuân đền Chúa Thác Bờ

(HBĐT) - Đền Chúa Thác Bờ được xem là một trong những địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực Tây Bắc. Lòng hồ Hoà Bình được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Đầu năm mới, du khách đến đây đều có cảm nhận về sự thư thái, bình yên khi được hòa mình với thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng với nét đẹp văn hóa mộc mạc, hài hòa giữa thiên nhiên và tín ngưỡng khiến cho du khách tìm thấy sự thanh thản, tĩnh tại, cầu mong một năm mọi việc thuận lợi. Một số hình ảnh ghi lại trong những ngày đầu năm Quý Mão 2023 trên hồ Hoà Bình và đền Chúa Thác Bờ.

Tôn vinh giá trị Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Trong 3 ngày (27, 28, 29/1), hàng vạn người dân trong và ngoài tỉnh đã đến với Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình,  năm 2023. Giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của bốn Mường: Bi, Vang, Thàng, Động được tôn vinh và gìn giữ, phát huy. Dưới đây là những hình ảnh đặc sắc được phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại.

Người đẹp Mường Bi trình diễn trang phục dân tộc Mường nguyên bản

(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023, vòng chung khảo cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc Mường được tổ chức vào tối 29/1 (tức mồng 8 tháng giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo người dân, trong đó có trên 2 nghìn người dân địa phương đã đến xem trực tiếp.

Hoa đào - biểu tượng của mùa xuân tươi đẹp

(HBĐT) - Hoa đào, loài hoa dịu dàng, xinh đẹp, tràn đầy sức sống và mang màu sắc của những ngày xuân.

Sôi động lễ hội Carnival đường phố năm 2022

(HBĐT) - Với sự đồng hành của Tập đoàn Sun Group, lễ hội Carnival "Take me to the Sun” đường phố đã mang đến miền đất Hoà Bình những sắc màu và âm thanh sôi động, đậm đà bản sắc văn hoá vùng Tây Bắc.

Khoảnh khắc đón chào Xuân Quý Mão 2023 của người dân TP Hòa Bình

(HBĐT) - Đêm giao thừa tại thành phố Hòa Bình, khắp những tuyến phố cờ đỏ sao vàng rợp bóng, ánh sáng đèn điện lung linh muôn sắc màu huyền ảo... Người người, nhà nhà đổ ra đường hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi chào đón xuân mới. Cùng với màn pháo hoa rực rỡ là những lời chúc tụng mong một năm mới mạnh khỏe, bình an, an khang thịnh vượng. Phóng viên Báo Hòa Bình đã ghi lại khoảnh khắc đón chào năm mới của người dân thành phố Hòa Bình. 

Bánh ống ngày Tết

(HBĐT) - Đối với nhiều gia đình người Mường ở Hòa Bình, bánh ống là thứ không thể thiếu trong dịp Tết. Gói bánh ống, trông nồi luộc bánh và vớt bánh - những hình ảnh đó đã thấm sâu vào miền ký ức của bao thế hệ và trở nên thân thương mỗi dịp Tết. Chiếc bánh còn thể hiện trời đất giao hòa, ước mơ đón năm mới an vui, hạnh phúc. Đây nét văn hóa, phong tục đẹp, vừa là tín ngưỡng tâm linh và là tinh hoa ẩm thực của đồng bào.