(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Mai Châu 30 km, xã Pù Bin được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc hùng vĩ, không khí trong lành, những cung đường chìm trong sương mù, từng thửa ruộng bậc thang mang đặc trưng của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Với lợi thế đó, những bản làng du lịch cộng đồng đang dần hình thành, mang theo ước mơ của bà con nơi đây về một cuộc sống no ấm. Hiện, toàn xã có 3 hộ xây dựng homestay đạt chuẩn. Có những hộ đang dần kết hợp làm nông nghiệp với dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp kết hợp du lịch cộng đồng.

Hương sắc Mường Vang

(HBĐT) - Trở lại Mường Vang (Lạc Sơn) khi đất trời vào thu, tôi hăm hở ngược dốc đến với các xã vùng cao Ngọc Lâu, Tự Do rồi lại trở lại với xã nông thôn mới Liên Vũ. Ngỡ ngàng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống tràn ngập tiếng cười của người dân, tôi lưu lại những khuôn hình để thấy một Mường Vang đậm đà hương sắc!.

Nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền

Đồng bào dân tộc Dao coi lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, người đàn ông phải làm lễ cấp sắc để khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.

Một thoáng Đá Bia

(HBĐT) - Nằm ven hồ Hòa Bình, cách trung tâm huyện Đà Bắc 32km đường bộ, bản du lịch cộng đồng Đá Bia, xã Tiền Phong đã trở thành điểm đến lý tưởng trên bản đồ du lịch tỉnh Hòa Bình, thu hút nhiều khách du lịch từ khắp mọi nơi đến thăm quan, trải nghiệm. Đến với Đá Bia, du khách có thể tận hưởng không gian trong lành, mát mẻ của vùng hồ thủy điện, trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng của người Mường với những mái nhà sàn truyền thống, món ăn dân tộc...cùng sự thân thiện, mến khách của người dân bản địa.

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Đắm say cảnh, sắc hồ Hòa Bình

(HBDDT) -Ngược dòng sông Đà trong nắng thu dịu nhẹ, ngắm làn nước trong xanh, núi non hùng vĩ, cuộc sống của người dân ven hồ khiến lòng người đắm say và ngập tràn cảm xúc. Ghi lại những khoảnh khắc đẹp để thấy yêu hơn, tự hào hơn về dòng sông Đà bình lặng, mang ánh sáng đến muôn nơi!.

Một số sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)-Thời gian qua, bức tranh nông nghiệp tỉnh ta có nhiều khởi sắc đáng kể, đã góp phần đáng kể vào bước phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Dưới đây là một số hình ảnh về sản phẩm nông nghiệp nổi bật của tỉnh:

Sức sống đảo tiền tiêu

Dù còn nhiều khó khăn, thử thách, cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vẫn vững vàng nơi tiền tiêu.

Một số nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính ở Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống với dân số toàn tỉnh là 85,4 vạn người (số liệu sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019), trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,31% dân số, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt hàng ngày, song lại có cái chung, đậm nét của nhân dân các dân tộc miền núi, đó là: cần cù lao động, nghị lực khắc phục khó khăn, đức tính thật thà và giàu lòng nhân ái, mến khách, đoàn kết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Sau đây xin giới thiệu một số nết đặc trưng của các dân tộc thiểu số chính trong tỉnh:

Trong lành Tràng An

Đi thuyền giữa vùng núi non hùng vĩ soi bóng xuống những dòng suối nhỏ nối liền các hang động ở Tràng An mang lại một trải nghiệm thú vị, vừa háo hức khám phá vẻ đẹp hoang sơ vừa cảm nhận không khí trong lành và cảm giác an yên.