(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, huyện Tân Lạc đã có sự đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống chất lượng cao… để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.


Người dân bản Ngòi (xã Suối Hoa) làm rượu cần đón mừng khách tới thăm bản.

Tổng số phòng khách sạn lưu trú trên địa bàn huyện là 270 phòng, có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao với 71 phòng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã phát triển 4 điểm du lịch cộng đồng với trên 18 hộ dân đang kinh doanh với hình thức Homestay (7 buồng/1 hộ Homestay). Toàn huyện có khoảng 740 lao động trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách đến Tân Lạc giảm 9,6% so với cùng kỳ (77.957 lượt khách, trong đó khách quốc tế 1.130 lượt), doanh thu ước đạt 15,6 tỷ đồng.


P.V

Các tin khác


Nhơn Lý đâu chỉ có Kỳ Co, Eo Gió

(HBĐT) - Đến Nhơn Lý, TP Quy Nhơn (Bình Định), người ta thường chỉ nhớ đến Kỳ Co biển xanh trong vắt với bãi cát trắng trải dài đón nắng. Hay Eo Gió hùng vĩ, đẹp tựa đảo Jeju (Hàn Quốc) với những bức ảnh nghìn like mà quên mất rằng có một "thị trấn cổ kính” yên bình nằm nép mình bên bãi biển.

Tour đêm ''Giải mã Hoàng thành Thăng Long''

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, dự kiến trong tháng 11 - 12/2020, tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sẽ được đưa vào phục vụ du khách.

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Giai đoạn 2014 - 2016, khách du lịch nội địa đến bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) rất đông, hiệu quả kinh tế từ làm du lịch cộng đồng có thể thấy rõ ngay trước mắt. Trong khi đó, chỉ cần sửa sang lại nhà cửa, sắm thêm ít đồ dùng là có thể làm du lịch, thu về lợi nhuận. Vậy nên đây chính là giai đoạn du lịch bản Lác phát triển "nóng” nhất với việc nhà nhà làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái trong bản được sửa sang lại, cơi nới rộng thêm, bậc cầu thang gỗ được thay bằng cầu thang bê tông.
Bài 2 - Chọn phát triển nóng hay giữ bản sắc?

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Nếu ai đó có ý định đi du lịch Hòa Bình, sẽ nghĩ ngay đến Mai Châu và điểm dừng chân đầu tiên thường là bản Lác, xã Chiềng Châu. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2014 - 2016, thời điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Lác phát triển mạnh nhất. Còn hiện nay, khi hàng loạt resort, điểm thăm quan, nghỉ dưỡng ở khắp các huyện, thành phố mọc lên và ngay trên địa bàn huyện Mai Châu đã có thêm 3 bản DLCĐ mới hình thành, thì bản Lác đã bị phá thế "độc tôn”. Khách quốc tế lưu trú qua đêm và chi tiêu tại bản Lác từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm; khách nội địa có tăng nhưng tăng ít.
Bài 1 - Hấp dẫn du lịch bản Lác

Đổi thay kinh tế du lịch vùng hồ

(HBĐT) - Những bản làng heo hút ven hồ được tôn tạo rộng đẹp, tạo cảm giác ấm áp, nồng hậu khi đón tiếp các đoàn khách. Những bến bãi, tàu thuyền xuôi ngược rộn rã, tấp nập cảnh giao lưu, giao thương... Đó là nét mới ở các địa phương khu vực hồ Hòa Bình kể từ khi được mở mang, phát triển thành khu du lịch (KDL).

Phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2

(HBĐT) - Sáng 14/10, tại BaKhan Vila Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu), Sở VH-TT&DL tổ chức lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, năm 2020. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Du lịch, các Vụ Lữ hành, Thị trường, Khách sạn, một số doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội. Tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn và đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.                      

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục