(HBĐT) - Tức Dụp - ngọn đồi quanh năm được bao phủ bởi màu xanh của khát vọng và chiến thắng. Nơi ấy còn hội tụ những cảnh sắc huyền ảo tựa chốn bồng lai, thấm đẫm những truyền thuyết thần bí thiên sử hào hùng với điểm son của chuỗi chiến công hiển hách. Có tên nguyên thủy "Tưk Chúp” (tiếng Khmer) nghĩa là "nguồn nước thần thánh” do thanh điệu ở hai âm tiết này đều ở âm vực cao nên người Việt khó phát âm diễn ra hiện tượng dị hóa thành âm vực thấp "Tức Dụp” như bấy giờ.


Bảo tàng những kỷ vật chiến tranh vô giá

Ngược dòng ký ức năm xưa

Tức Dụp đứng sừng sững, hiên ngang như Phượng Hoàng khổng lồ sải cánh ôm trọn đồng ruộng mênh mông, bát ngát trên địa bàn huyện Tri Tôn. Ngọn đồi có hình thù độc đáo như một "mâm trứng đá” bao gồm hệ thống hang động đan xen chằng chịt trong lòng đồi. Tương truyền, Tức Dụp còn ẩn chứa huyền thoại về các vị Tiên Ông khiêng đá hay Tiên Nữ hạ phàm"du sơn ngoạn thủytạo kiến tạo nên ngọn đồi này.

"Ôi Tức Dụp đội non mà lớn. Ôi Tức Dụp gạt đạn mà đi”

Câu hát tha thiết đã đưa người chiến sĩ cách mạng quả cảm năm xưa trở về căn cứ địa cách mạng, pháo đài vững chắc của quân dân An Giang trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bước qua tuổi 80, không ít lần vào sanh ra tử dưới bom rơi lửa đạn của những trận chiến năm nào. Nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy An Giang - Nguyễn Hữu Khánh (tự Út Vũ) dù ở những cương vị nào mà Đảng và Nhà nước giao phó nhưng ông vẫn không khỏi xúc động khi đến thăm Tức Dụp.

Ông kể, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, Tức Dụp là căn cứ quân sự và làm nơi trú ẩn cho hàng trăm chiến sĩ hoạt động trong suốt thời gian dài. Từ giữa tháng 6-1968, nhằm ngăn chặn sự càn quét khắp nơi của quân địch, lực lượng đặc công của ta đã đánh vào Tri Tôn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng. Mỹ cay cú do thất bại và khi biết Tức Dụp - đầu não căn cứ cách mạng của quân ta, nên đêm 16, rạng sáng 17-11-1968, địch bắt đầu mở chiến dịch tiến công 128 ngày đêm đầy ác liệt.

Những thước phim "sử ca” trên ngọn Đồi oai hùng ấy cứ lần lượt hiện về trong cõi nhớ của người "cựu binh già vui vẻ”. Mới đây, bằng cả tấm chân tình ông Chú Út đã trao tặng kỷ vật thời chiến tranh là "chiếc xe Jeep” cho Khu Du lịch Tức Dụp mà lâu nay gia đình ông đã cất giữ, nâng niu như một báu vật. Chiếc xe từng đồng hành với ông trong rất nhiều năm qua bao miền sương gió, bất kể những gian khổ, hiểm nguy như người bằng hữu thân tình cùng chung nhiệm vụ. Trên mỗi con đường đi xe qua còn chở đầy những câu chuyện đầy bi - tráng của anh bộ đội Cụ Hồ ngang dọc khắp chiến trường.

Ông còn cho biết, những năm qua, ông đã sưu tầm thêm khá nhiều những kỷ vật từ đồng đội cũ. Và ông sẽ chọn một ngày đẹp trời để trao lại cho Tức Dụp với ước vọng là nơi đây sẽ trở thành một "Bảo tàng quân dụng chiến tranh. Cứ để trưng bày ở đây, không cần nói gì nhiều nhưng mọi người đều hiểu, đều yêu và đều xúc cảm dạt dào”. 

 

Chiếc xe Jeep được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Làm du lịch không phải chỉ biết "ăn mòn vào vốn” của lịch sử mà nên đổi mới về ý tưởng sáng tạo và cách làm khoa học dựa trên những giá trị của di tích.

Nếu như trong thời chiến, Tức Dụp đã làm tốt sứ mệnh "hệ thống phòng thủ trong lòng hang” thì đến nay, 45 năm sau chiến tranh, Tức Dụp lại là chiếc cầu nối liền giữa quá khứ và hiện tại. Bước sang thế kỷ 21, giai đoạn đất nước ta bước vào hội nhập sâu hơn và rộng lớn hơn thì tư duy của người làm du lịch cũng khác hơn.

Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ (AHLS) - công trình kiến trúc văn hóa lịch sử mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc là biểu tượng tôn vinh các AHLS đã lấy "máu” để đổi"hoa”. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc uy nghi cổ kính mái ngói cong, mặt nguyệt bốc lửa nhưng vẫn giữ phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng. Du khách sẽ có những giây phút lắng đọng, thành kính trước các anh linh để tưởng nhớ đến chiến công hiển hách.

Đền thiêng là cái "tâm” của NĐT góp tay thắp lên ngọn lửa ái quốc, lưu truyền lý tưởng cao đẹp "Uống nước nhớ nguồn” cho nhiều thế hệ mai sau.

 

Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ - công trình kiến trúc văn hóa lịch sử mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc

Tức Dụp dù chứa đựng bao hồi ức đầy mất mát, đau thương của thời lửa đạn, nhưng mảnh đất anh hùng này đang được tiếp sức mạnh mẽ vươn lên cho một cuộc sống mới tràn đầy quật khởi.

"Tri Tôn ơi cả nước biết tên

Niềm kiêu hãnh rạng ngời thiên sử đỏ

Đồi Tức Dụp chiến công còn đó

Núi Cô Tô điểm tựa tiền tiêu”

 

Trúc Quân


Các tin khác


Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Nếu ai đó có ý định đi du lịch Hòa Bình, sẽ nghĩ ngay đến Mai Châu và điểm dừng chân đầu tiên thường là bản Lác, xã Chiềng Châu. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2014 - 2016, thời điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Lác phát triển mạnh nhất. Còn hiện nay, khi hàng loạt resort, điểm thăm quan, nghỉ dưỡng ở khắp các huyện, thành phố mọc lên và ngay trên địa bàn huyện Mai Châu đã có thêm 3 bản DLCĐ mới hình thành, thì bản Lác đã bị phá thế "độc tôn”. Khách quốc tế lưu trú qua đêm và chi tiêu tại bản Lác từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm; khách nội địa có tăng nhưng tăng ít.
Bài 1 - Hấp dẫn du lịch bản Lác

Đổi thay kinh tế du lịch vùng hồ

(HBĐT) - Những bản làng heo hút ven hồ được tôn tạo rộng đẹp, tạo cảm giác ấm áp, nồng hậu khi đón tiếp các đoàn khách. Những bến bãi, tàu thuyền xuôi ngược rộn rã, tấp nập cảnh giao lưu, giao thương... Đó là nét mới ở các địa phương khu vực hồ Hòa Bình kể từ khi được mở mang, phát triển thành khu du lịch (KDL).

Phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2

(HBĐT) - Sáng 14/10, tại BaKhan Vila Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu), Sở VH-TT&DL tổ chức lễ phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, năm 2020. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Tổng Cục Du lịch, các Vụ Lữ hành, Thị trường, Khách sạn, một số doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội. Tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Hiệp hội Du lịch tỉnh, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn và đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.                      

Khám phá các bản làng du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Có dịp "du sơn, ngoạn thủy" trên vùng hồ Hòa Bình rộng lớn, bạn đừng quên ghé thăm các bản làng du lịch cộng đồng (DLCĐ). Nằm bên dòng sông Đà mang vẻ đẹp hữu tình, bản làng của đồng bào các dân tộc Mường, Dao sẽ là điểm dừng chân lý tưởng để du khách trải nghiệm cuộc sống dân dã, tìm hiểu phong tục, tập quán và nét văn hóa đặc sắc.

Xã Quý Hòa: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh đẹp như: hang đá, đồi chè, suối nước nóng…, ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) từng bước biến những lợi thế, tiềm năng thành động lực phát triển, hứa hẹn trong tương lai là điểm du lịch lý tưởng tại huyện Lạc Sơn.

Du lịch chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu sau đại dịch Covid-19

Việc chuyển đổi số trong ngành du lịch đang là một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, nhất là trong đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, xu hướng này không mới nhưng chưa thực sự diễn ra trên diện rộng để làm mới và vực dậy ngành "công nghiệp không khói” trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục