(HBĐT) - Nếu ai đó có ý định đi du lịch Hòa Bình, sẽ nghĩ ngay đến Mai Châu và điểm dừng chân đầu tiên thường là bản Lác, xã Chiềng Châu. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2014 - 2016, thời điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Lác phát triển mạnh nhất. Còn hiện nay, khi hàng loạt resort, điểm thăm quan, nghỉ dưỡng ở khắp các huyện, thành phố mọc lên và ngay trên địa bàn huyện Mai Châu đã có thêm 3 bản DLCĐ mới hình thành, thì bản Lác đã bị phá thế "độc tôn”. Khách quốc tế lưu trú qua đêm và chi tiêu tại bản Lác từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm; khách nội địa có tăng nhưng tăng ít.
Bài 1 - Hấp dẫn du lịch bản Lác






Nằm giữa thung lũng Mai Châu xinh đẹp, bản Lác, xã Chiềng Châu là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách.


Từ "Nhà nghỉ số 6” - hộ làm DLCĐ đầu tiên của bản Lác, đến nay bản Lác đã có 73 hộ làm du lịch, chiếm 57% số hộ toàn xóm; DLCĐ đã giúp người dân trong bản có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/năm.

          Bản Thái tiên phong làm du lịch cộng đồng

Nếu như giai đoạn từ năm 1993 đến khoảng những năm 2000, khách đến bản Lác chủ yếu là khách nước ngoài thì từ sau năm 2000, khách nội địa bắt đầu biết đến bản Lác. Ông Hà Công Hồng, Trưởng bản Lác cho biết: Lượng khách quốc tế và nội địa đến bản Lác tăng dần qua các năm. Riêng khách nội địa tăng mạnh bắt đầu từ khoảng năm 2007. Có cung ắt sẽ có cầu, khách đến bản tăng, các gia đình trong bản bắt đầu học nhau làm du lịch. Dân bản bảo nhau sửa nhà đón khách, chế biến những món ăn ngon, thành lập đội văn nghệ phục vụ khách thăm quan. Từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay, những chiếc ví xinh xắn... Đàn ông trong bản làm cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre... làm quà lưu niệm cho khách thăm quan. Cứ thế, tư duy làm kinh tế qua dịch vụ DLCĐ tại bản Lác hình thành rõ rệt, và loại hình du lịch homestay - sống trong chính ngôi nhà của người dân cũng dần được du khách ưa chuộng, đặc biệt là khách quốc tế.

Số hộ làm DLCĐ tăng dần qua các năm, tăng nhanh nhất giai đoạn từ năm 2014 - 2016. Bên cạnh yếu tố thu hút, hấp dẫn du khách về không gian, bản sắc văn hóa, DLCĐ bản Lác còn được nhiều du khách chọn lựa vì yếu tố chi phí hợp lý, không có tình trạng chèo kéo khách, tuyệt đối không có trộm cướp, du khách có làm rơi đồ người dân trong bản nhặt được sẽ mang đến nhà trưởng bản để thông báo trên loa tìm người đánh rơi...

Cuộc sống mới ở bản Lác

"DLCĐ đã mang đến cuộc sống mới cho người dân bản Lác” - Trưởng bản Lác khẳng định. Diện tích đất ruộng canh tác ít, không có nghề phụ, trên địa bàn huyện cũng rất ít nhà máy, xí nghiệp để có thể giải quyết việc làm cho người dân. Do đó, khi DLCĐ vào bản đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế của bản phát triển, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Để góp phần "chắp cánh” cho du lịch bản Lác nói riêng, du lịch huyện Mai Châu nói chung, địa phương đã tiến hành phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội "Xên Mường” của dân tộc Thái; xây dựng khu trưng bày các hiện vật, cổ vật dân tộc Thái… Huyện cũng luôn quan tâm công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Hàng năm, người dân bản Lác đều được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch.

Huyện quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch bản Lác, con đường dẫn vào bản được mở rộng, bê tông hóa, xây dựng cầu Lác. Tạo đà cho du lịch Mai Châu, trong đó có bản Lác là vùng lõi phát triển, huyện chú trọng đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng giao thông. Hiện nay, hệ thống đường giao thông đi vào bản Lác, kết nối bản Lác với các bản, xã lân cận đã được bê tông hóa kiên cố. Bãi đỗ xe được quy hoạch, xây dựng rộng rãi, đảm bảo sức chứa cho những ngày đông khách thăm quan.

Chia sẻ về những đổi thay của bản Lác nhờ DLCĐ, ông Hà Công Hồng phấn khởi cho biết thêm: Trước đây, đường đi trong bản chỉ là đường đất, nay 100% đường nội bản được bê tông hóa kiên cố. Hệ thống rãnh thoát nước thải được đầu tư xây dựng. Rác thải được thu gom hàng ngày đảm bảo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. DLCĐ đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 300 người dân với thu nhập ổn định. Ngoài việc cho thuê chỗ ở, nấu ăn cho khách, người dân còn có thêm thu nhập từ việc bán quà lưu niệm, các sản phẩm thủ công như đồ dùng gia đình, cho thuê trang phục, tham gia các đội văn nghệ... Gần đây, để đáp ứng nhu cầu du khách, bản đã có 60 xe điện phục vụ khách thăm quan với mức phí từ 250 - 350 nghìn đồng/lượt. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của bản đạt 32,5 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 43 triệu đồng. Nhiều hộ sửa sang nhà cửa, xây dựng công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn, mua được ô tô. Ngoài ra, nhờ DLCĐ, người dân trong bản được đón tiếp du khách đến từ mọi miền Tổ quốc, từ khắp các nền văn hóa khác nhau, bà con có cơ hội trao đổi, trò chuyện để mở rộng hiểu biết, giao lưu giữa các nền văn hóa. Đời sống tinh thần của người dân vì thế thêm phong phú, vui vẻ.


Dương Liễu

Các tin khác


Du lịch chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu sau đại dịch Covid-19

Việc chuyển đổi số trong ngành du lịch đang là một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, nhất là trong đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, xu hướng này không mới nhưng chưa thực sự diễn ra trên diện rộng để làm mới và vực dậy ngành "công nghiệp không khói” trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Singapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10

Singapore đánh giá nguy cơ ca nhiễm "nhập khẩu” từ Việt Nam và Australia là thấp, đồng thời lưu ý rằng trong 28 ngày qua, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Vực dậy ngành du lịch Việt Nam trong mùa cuối năm 2020

Ngành du lịch đã tiếp tục phát động chương trình kích cầu nội địa lần 2, đề cao yếu tố an toàn, hấp dẫn, nhằm "vực dậy” ngành du lịch trong mùa cuối năm 2020.

Xây dựng thương hiệu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hấp dẫn, cùng các giá trị văn hóa dân tộc độc đáo, gắn liền với điểm thăm quan công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Những năm gần đây, tiềm năng, thế mạnh kinh tế du lịch vùng hồ được tỉnh chú trọng đưa vào khai thác. Đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vùng hồ.

Tuổi trẻ Hòa Bình: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tuổi trẻ Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chợ nổi Trà Sư - thương hồ phiên ven rừng

(HBĐT) - Thử một lần khám phá rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, khách viễn phương mới thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trác tuyệt, kiều diễm của nàng thơ Trà Sư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục