(HBĐT) - Dẫu là địa phương khá "an toàn” trong đại dịch Covid-19, nhưng từ đầu năm đến nay, du lịch tỉnh ta cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch do Bộ VH-TT&DL phát động, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức 2 đợt phát động kích cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch.


Du khách check- in tại bể bơi vô cực của điểm du lịch Bakhan Village Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu).

Tiếp tục phát huy nội lực

Là cửa ngõ vùng Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội, với khá nhiều "đặc sản” như: cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với 173 điểm di tích, danh thắng được quản lý, bảo vệ, nhiều hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền "Văn hóa Hòa Bình”; toàn tỉnh có 4 khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái, nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá ở các huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ. Đặc biệt, với kỳ tích đắp đập ngăn sông Đà để sản sinh ra dòng điện sáng đã kiến tạo nên hồ Hoà Bình phong cảnh sơn thủy hữu tình, diện tích mặt nước 8.000 ha, 47 hòn đảo, được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với những tiềm năng lớn đó, tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển thành khu du lịch quốc gia…

Tận dụng tiềm năng, lợi thế, những năm qua, Hòa Bình đã đẩy nhanh việc phát triển ngành "công nghiệp không khói” bằng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, tâm linh, sinh thái, thể thao, khám phá, trải nghiệm, giải trí, mạo hiểm... Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã thu hút 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, với tổng vốn hơn 10.000 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú đã được thẩm định (6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ), với 4.200 buồng phòng và 157 homestay; 9 điểm du lịch địa phương được công nhận. Số lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tăng theo từng năm: Năm 2016, tỉnh đón 2.274.000 lượt khách (khách quốc tế 227.469 lượt), doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.038,3 tỷ đồng. Đến năm 2019, đón 3,1 triệu lượt khách (khách quốc tế 406.384 lượt), doanh thu từ du lịch đạt 1.152 tỷ đồng, đóng góp trên 3% vào lộ trình phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Tạo nền để du lịch phát triển bền vững, tháng 2/2017, BTV Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ; sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng, thân thiện với môi trường, đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa qua đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp: "… Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm QP-AN, TTATXH. Chú trọng khai thác thị trường vùng Thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước, quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5.400 tỷ đồng”.

Nỗ lực tạo "làn sóng” kích cầu

Đang trên đà tăng trưởng tốt, nhưng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, du lịch tỉnh ta cũng rơi vào bối cảnh chung trầm lắng. Theo Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh, năm 2020 phấn đấu đón 3,3 triệu lượt khách (có 500 nghìn lượt khách quốc tế), thu nhập từ du lịch đạt 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm, du lịch của tỉnh đã chịu thất thu lớn trên tuyến du lịch thắng cảnh, tâm linh hồ Hòa Bình. Lượng khách du lịch đến với vùng hồ được các doanh nghiệp khai thác cảng Thung Nai, Bích Hạ thống kê giảm 80% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 6, toàn tỉnh đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước, đạt 34% kế hoạch năm 2020. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 750 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước, mới đạt 30% kế hoạch năm.


Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) đậm đà bản sắc được duy trì tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách tham gia.

Để chung tay kích cầu du lịch nội địa, cuối tháng 5/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 76/KH-UBND về phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên địa bàn tỉnh. Qua hơn 1 tháng chuẩn bị, trung tuần tháng 6, tỉnh đã tổ chức lễ phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và chương trình khảo sát Famtrip, với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Với sự tham gia kích cầu của khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịch chất lượng, giá cả hợp lý "giảm giá không giảm chất lượng", kèm theo các ưu đãi và cam kết của đơn vị cung cấp dịch vụ, thị trường du lịch đã có phần ấm lại. Tuy nhiên, cuối tháng 7/2020, dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng (trung tâm du lịch lớn của cả nước), du lịch tỉnh ta một lần nữa rơi vào tình trạng ngừng trệ. Theo đó, hơn 9 tháng qua, tổng khách du lịch đến với Hòa Bình mới đạt 1.223.620 lượt khách, đạt 48,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 37,1% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 210.656 lượt, đạt 85,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 42,1% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 1.209 tỷ đồng, bằng 80,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 48,4% kế hoạch năm 2020.

Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch trong tình hình mới do Bộ VH-TT&DL phát động, trung tuần tháng 10 vừa qua, tại Bakhan Village Resort, xóm Khan Hạ, xã Sơn Thủy (Mai Châu), Sở VH-TT&DL đã tổ chức lễ phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2, năm 2020 với chủ đề: "Du lịch Hòa Bình an toàn và hấp dẫn”, trong đó lồng ghép việc tổ chức đoàn Famtrip đi khảo sát để quảng bá sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần trên tuyến hồ Hòa Bình.

Tại lễ phát động, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh cho biết: Thực hiện chương trình kích cầu du lịch lần này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, trong đó có Sở VH-TT&DL chuẩn bị tốt các điều kiện để truyền thông, lan tỏa thông điệp Hòa Bình là điểm đến "An toàn, thân thiện và hấp dẫn”. Trong những tháng cuối năm, đề nghị các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai sâu rộng, có hiệu quả chương trình kích cầu du lịch của tỉnh. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp du lịch thực hiện đúng cam kết đã công bố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc "giảm giá nhưng không giảm chất lượng”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tri ân khách hàng bằng nhiều hình thức, kết hợp thực hiện ứng xử văn minh, lịch sự, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh... để tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng du lịch trên địa bàn. 

 

Tăng cường kết nối, trao đổi hợp tác cung cấp các gói sản phẩm kích cầu du lịch

Hòa Bình có cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch. Hồ Hòa Bình rộng mênh mông hòa quyện cùng núi rừng hùng vĩ được ví như "Vịnh Hạ long trên núi”, đã được công nhận là 1 trong 12 khu du lịch quốc gia trọng tâm của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. Hòa Bình cũng là nơi có dòng sông Đà đã đi vào thơ ca, lịch sử, địa lý… được nhiều thế hệ biết đến. Kế đó là nguồn nước khoáng nóng tự nhiên quý giá có công dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt hơn cả, nơi đây được biết đến là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi phát tích ra sự sống của người Việt cổ với những giá trị văn hóa độc đáo, riêng biệt. Đồng thời, với vị trí địa lý gần các trung tâm gửi khách lớn của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… sẽ là cơ hội tốt để du lịch Hòa Bình cất cánh.

Tổng cục Du lịch đánh giá cao việc tỉnh Hòa Bình đã tổ chức phát động 2 chương trình kích cầu du lịch nội địa trong năm. Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch Hòa Bình nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Để du khách an tâm tham gia các chương trình du lịch, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn về phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn tại các điểm đến du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về tiêu chí, điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch bệnh khi đi du lịch. Tỉnh cần tăng cường liên kết, trao đổi, hợp tác để xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, hình thành các sản phẩm du lịch mới chất lượng, giá cả hấp dẫn. Xây dựng chính sách hoàn, hủy, hoán đổi linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của khách du lịch. Thời gian tới, tỉnh nên tập trung chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch kích cầu, các combo dịch vụ mới lạ, kích thích nhu cầu của khách nội địa trong dịp cuối năm. Cụ thể như xây dựng các sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch, thăm quan, nghỉ dưỡng ngắn ngày, chăm sóc sức khỏe… Tổng cục Du lịch cam kết luôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các điểm đến, doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục các bước chuẩn bị để sẵn sàng chào đón du khách quốc tế trở lại Việt Nam khi điều kiện cho phép.

Ngô Hoài Chung

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam

 

Cùng nỗ lực xây dựng hình ảnh Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện

Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, du lịch… trong thời gian qua, Sở VH-TT&DL đã tích cực tham mưu cho tỉnh trong việc quan tâm thu hút các nhà đầu tư để phát triển du lịch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình du lịch, góp phần xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn. Từ đó, từng bước đưa du lịch của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, hướng tới đưa Hòa Bình trở thành trung tâm văn hóa, nghỉ dưỡng, trải nghiệm chất lượng cao của khu vực và thế giới.

Trong bối cảnh ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Sở VH-TT&DL đã tham mưu, tổ chức thực hiện chương trình kích cầu du lịch của tỉnh lần 1 với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, lần 2 có chủ để "Du lịch Hòa Bình an toàn và hấp dẫn”. Đây là dịp để các đại biểu thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu để thấy rõ được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, sự quan tâm đầu tư của tỉnh cho lĩnh vực này. Thông qua chương trình kích cầu du lịch đề nghị các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cùng nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao; xây dựng, phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đồng thời đảm bảo yếu tố, điều kiện phòng, chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả cho cán bộ, nhân viên, khách du lịch và cộng đồng trong khu vực.

Trong thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tích cực tham mưu UBND tỉnh tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh tiếp tục tổ chức, đăng cai tổ chức các sự kiện lớn về văn hóa, thể thao và du lịch để thu hút du khách đến với Hòa Bình. Mong các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng nỗ lực chung tay để xây dựng hình ảnh Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện.

Bùi Thị Niềm

Giám đốc Sở VH-TT&DL

  

Thúy Hằng

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy - Địa chỉ văn hóa, du lịch tiềm năng

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, tiềm năng riêng có để phát triển các loại hình du lịch. Huyện nằm dọc nằm dọc dòng sông Bôi hiền hòa thơ mộng, cảnh quan thiên thiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ với nhiều danh lam, thắng cảnh hấp dẫn từ lâu đã tạo sức hút cho du khách xa gần.

Nhơn Lý đâu chỉ có Kỳ Co, Eo Gió

(HBĐT) - Đến Nhơn Lý, TP Quy Nhơn (Bình Định), người ta thường chỉ nhớ đến Kỳ Co biển xanh trong vắt với bãi cát trắng trải dài đón nắng. Hay Eo Gió hùng vĩ, đẹp tựa đảo Jeju (Hàn Quốc) với những bức ảnh nghìn like mà quên mất rằng có một "thị trấn cổ kính” yên bình nằm nép mình bên bãi biển.

Tour đêm ''Giải mã Hoàng thành Thăng Long''

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, dự kiến trong tháng 11 - 12/2020, tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sẽ được đưa vào phục vụ du khách.

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Giai đoạn 2014 - 2016, khách du lịch nội địa đến bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) rất đông, hiệu quả kinh tế từ làm du lịch cộng đồng có thể thấy rõ ngay trước mắt. Trong khi đó, chỉ cần sửa sang lại nhà cửa, sắm thêm ít đồ dùng là có thể làm du lịch, thu về lợi nhuận. Vậy nên đây chính là giai đoạn du lịch bản Lác phát triển "nóng” nhất với việc nhà nhà làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái trong bản được sửa sang lại, cơi nới rộng thêm, bậc cầu thang gỗ được thay bằng cầu thang bê tông.
Bài 2 - Chọn phát triển nóng hay giữ bản sắc?

Bản Lác loay hoay khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Tây Bắc

(HBĐT) - Nếu ai đó có ý định đi du lịch Hòa Bình, sẽ nghĩ ngay đến Mai Châu và điểm dừng chân đầu tiên thường là bản Lác, xã Chiềng Châu. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2014 - 2016, thời điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Lác phát triển mạnh nhất. Còn hiện nay, khi hàng loạt resort, điểm thăm quan, nghỉ dưỡng ở khắp các huyện, thành phố mọc lên và ngay trên địa bàn huyện Mai Châu đã có thêm 3 bản DLCĐ mới hình thành, thì bản Lác đã bị phá thế "độc tôn”. Khách quốc tế lưu trú qua đêm và chi tiêu tại bản Lác từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm; khách nội địa có tăng nhưng tăng ít.
Bài 1 - Hấp dẫn du lịch bản Lác

Đổi thay kinh tế du lịch vùng hồ

(HBĐT) - Những bản làng heo hút ven hồ được tôn tạo rộng đẹp, tạo cảm giác ấm áp, nồng hậu khi đón tiếp các đoàn khách. Những bến bãi, tàu thuyền xuôi ngược rộn rã, tấp nập cảnh giao lưu, giao thương... Đó là nét mới ở các địa phương khu vực hồ Hòa Bình kể từ khi được mở mang, phát triển thành khu du lịch (KDL).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục