Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn tới kinh tế và xã hội. Tái khởi động ngành du lịch sẽ giúp khởi động quá trình phục hồi và tăng trưởng. Quan trọng hơn là những lợi ích mang lại phải được lan tỏa một cách rộng rãi và công bằng.



(Ảnh: UNWTO)
Đây là thông điệp được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra nhân dịp Ngày Du lịch Thế giới 2021. UNWTO đã chọn chủ đề cho Ngày Du lịch Thế giới năm 2021 là "Du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm".

UNWTO cho biết, trong bối cảnh đại dịch hiện nay, Ngày Du lịch Thế giới năm nay là cơ hội để "chúng ta nhìn vượt ra bên ngoài các số liệu thống kê về du lịch và thừa nhận với nhau rằng đằng sau mỗi con số đều có một con người”.

Nhân dịp này, Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili đã đưa ra thông điệp khẳng định: Mong muốn đi du lịch và khám phá của con người là hành vi phổ biến, đó là lý do vì sao du lịch phải được mở cửa cho tất cả mọi người cùng trải nghiệm. Đồng thời, cũng phải bảo đảm rằng du lịch mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người. Ngày Du lịch thế giới năm 2021 nêu bật sức mạnh của "Du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm”.

Thông qua việc kỷ niệm ngày du lịch, Tổ chức Du lịch thế giới cam kết rằng khi du lịch phát triển, lợi ích mang lại sẽ được lan tỏa tới toàn ngành ở từng cấp độ dù đây là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng, từ hãng hàng không lớn nhất tới hộ kinh doanh gia đình nhỏ nhất.

Ngày Du lịch thế giới, được tổ chức hàng năm vào ngày 27/9, là một hoạt động toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về giá trị xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế của du lịch và những đóng góp mà ngành du lịch có thể thực hiện để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

UNWTO kỳ vọng, trong dịp này, cùng các quốc gia thành viên cũng như chưa phải thành viên, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các doanh nghiệp, các cá nhân cùng tôn vinh khả năng đặc biệt của ngành du lịch góp phần bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau khi thế giới bắt đầu mở cửa trở lại và hướng tới tương lai.

UNWTO đã chỉ ra thách thức toàn cầu của năm 2021 khi đã có thêm 32 triệu người bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực. Đặc biệt là ở các nước kém phát triển, phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch gây ra. Một phần nguyên nhân là do họ chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch - bao gồm cả du lịch.

UNWTO cam kết mạnh mẽ thực hiện Thập kỷ hành động của Liên hợp quốc để thực hiện các Mục tiêu toàn cầu và tích cực đóng góp vào thực hiện nguyên tắc "Tương lai chúng ta muốn, Liên hợp quốc chúng ta cần”.

Ngành du lịch là một trụ cột được công nhận trong hầu hết các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các Mục tiêu 1 (không đói nghèo), 5 (bình đẳng giới), 8 (việc làm và tăng trưởng kinh tế) và 10 (giảm bất bình đẳng).

UNWTO với tư cách là cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc về du lịch có trách nhiệm và bền vững, đang hướng dẫn các khu vực trên thế giới phục hồi và tăng trưởng bao trùm. UNWTO bảo đảm mọi thành phần của ngành du lịch đều có tiếng nói trong tương lai – trong đó có các cộng đồng bản địa, dân tộc thiểu số, thanh niên và những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Tổng thư ký UNWTO khẳng định, UNWTO nỗ lực vì sự phát triển bao trùm là mở ra tầm nhìn tốt hơn về du lịch cho những người phía sau. Đây là cách duy nhất để những người dân và cộng đồng đang có nhu cầu nhất hiện nay có thể tiếp cận được với việc khởi động lại du lịch và xây dựng nền tảng cho một tương lai tốt đẹp hơn dành cho tất cả mọi người.

UNWTO hoan nghênh tất cả các thành viên, thành viên liên kết, các chính phủ, điểm đến và doanh nghiệp của chúng ta cùng tham gia đánh dấu ngày này, kỷ niệm vì tầm quan trọng của ngành du lịch đối với mọi thành phần của xã hội chúng ta đang rõ ràng hơn bao giờ hết.


                             Theo Nhandan

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục