(HBĐT) - Ngày 22/4, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội thảo quảng bá, xúc tiến du lịch huyện Cao Phong năm 2022. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Huyện ủy, UBND huyện; đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương; các doanh nghiệp đang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào du lịch huyện Cao Phong.


Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong phát biểu chủ trì phần tham luận tại hội thảo.

Huyện Cao Phong có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Hiện nay, huyện đang từng bước hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch, bao gồm: Du lịch văn hóa cộng đồng (xóm Mỗ, xã Bình Thanh; xóm Tiện, xã Thung Nai...); du lịch tâm linh (chùa Khánh, xã Thạch Yên; đền Bồng Lai và Đông Sơn, thị trấn Cao Phong); du lịch sinh thái (hồ Hòa Bình, quần thể hang động Núi Đầu Rồng...). Toàn huyện có 18 cơ sở kinh doanh lưu trú; 13 nhà hàng có thể phục vụ khoảng 1.200 khách/ngày; 2 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác du lịch cộng đồng. Huyện cũng đang tích cực thu hút dầu tư, phát triển các dự án du lịch trên địa bàn, trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Khu không gian văn hóa Mo Mường Hòa Bình tại xã Hợp Phong. 

Tuy được đánh giá cao về tiềm năng, lợi thế nhưng đến nay, du lịch huyện Cao Phong phát triển chưa xứng tầm. Bình quân mỗi năm, huyện đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt khoảng 20 tỷ đồng, mới chiếm khoảng 10% trong cơ cấu kinh tế của huyện… Chính vì thế, huyện chủ trương đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn., xây dựng huyện Cao Phong thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, phong phú, giàu sức hút. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển của du lịch Cao Phong hiện nay. Qua đó, kiến nghị các giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn, huy động và kết nối nguồn lực để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy du lịch Cao Phong phát triển theo hướng bền vững.

Tiếp thu ý kiến tại hội thảo, UBND huyện Cao Phong sẽ bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới, trước mắt là giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.  


T.T

Các tin khác


Khám phá du lịch cộng đồng xóm Sưng

(HBĐT) - Thuộc xã Cao Sơn (Đà Bắc), xóm Sưng ở độ cao 530 m so với mực nước biển, phía sau là dãy núi Biều hùng vĩ, phía trước là cánh đồng, ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo sườn đồi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây là xóm đồng bào dân tộc Dao với nhiều giá trị văn hoá truyền thống vẫn được người dân lưu giữ.

Xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch

Trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa trở lại, việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, đáp ứng được sự thay đổi về nhu cầu của khách được xem là "chìa khóa", giúp du lịch từng bước vượt qua khó khăn để nhanh chóng phục hồi, phát triển.

Chắp cánh cho du lịch Điện Biên Đông phát triển

(HBĐT) - Huyện Điện Biên Đông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 50km. Với nhiều tiềm năng, lợi thế, du lịch được coi là một trong những ngành mũi nhọn nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện. Những năm gần đây, huyện đã huy động nguồn lực, kêu gọi đầu tư, từng bước phát triển du lịch, mở ra cơ hội để người dân phát triển kinh tế và góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Huyện Mai Châu đón trên 87.770 du khách

(HBĐT) - Đến nay, du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện Mai Châu đã cơ bản hoạt động bình thường trở lại, nhưng vẫn đảm bảo thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, huyện đón trên 87.770 lượt du khách đến địa bàn, trong đó, khách quốc tế là 1.439 lượt khách; khách nội địa 86.331 lượt khách, ước tổng doanh thu đạt 100.321 triệu đồng.

Thành phố Hòa Bình: Thu nhập từ du lịch quý I ước đạt 63 tỷ đồng

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, TP Hòa Bình đã thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng các hoạt động lễ hội. Đồng thời, tích cực xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2022 trong bối cảnh bình thường mới. Bên cạnh đó, triển khai tham mưu chương trình khảo sát sản phẩm du lịch Homestay tại bản Mường Bích Trụ, du lịch homestay gắn với phát triển sản phẩm du lịch thể thao dù lượn, du lịch cắm trại tại xã Quang Tiến.

Nông dân Mai Châu làm du lịch

(HBĐT) - Ở nhiều địa phương trong cả nước, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch là hướng đi mới nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp, mang lại lợi nhuận cao trong sản xuất, kinh doanh du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Nắm bắt được xu thế đó, những năm gần đây, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) từng bước hình thành các mô hình chi HND nghề nghiệp về du lịch. Qua đó, thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở hội ngày càng vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục